Dư nợ thẻ tín dụng là gì? Chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp
Dư nợ thẻ tín dụng vẫn luôn là một trong những chủ đề chưa bao giờ hết hot. ĐIều này cũng dễ hiểu khi dịch vụ này vẫn luôn hot cũng nhưng nhiều người lừa đảo từ dịch vụ này. Thời gian gần đây có một câu hỏi được nhiều người thắc mắc đó là “có nên chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp không?”. Để trả lời câu hỏi chúng ta cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu một số thông tin sau đây nhé!
Dư nợ thẻ tín dụng là gì?
Dư nợ thẻ tín dụng là số tiền mà các chủ thẻ tín dụng đang nợ ngân hàng khi dùng thẻ để thanh toán hay rút tiền mặt.
Bản chất của thẻ tín dụng là chi trước trả sau, ngân hàng sẽ cấp một số tiền trong hạn mức của thẻ cho khách hàng dùng trước và phải trả lại vào ngày đến hạn thanh toán mỗi tháng. Vì thế có thể hiểu số tiền chi tiêu bằng thẻ, lãi suất và phí (nếu có) là số dư nợ thẻ tín dụng mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng.
Xem thêm: Dư nợ tín dụng là gì? Một số khái niệm liên quan
Có nên chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp không?
Có nên chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm; và hầu hết lý do là vì họ chưa hết hết về thẻ tín dụng.
Hầu như chúng ta đều biết ưu điểm khi sử dụng thẻ tín dụng là được trả một khoản cố định hàng tháng giúp chúng ta cân đối tài chính đều mỗi tháng.
-
Linh hoạt trong chi tiêu; có thể thanh toán bất cứ lúc nào; có thể thanh toán một phần hay toàn bộ và chỉ trả lãi theo dư nợ còn lại;
-
Ngoài ra các chủ thẻ tín dụng còn thường xuyên được ưu đãi ở các điểm giao dịch, hay hoàn tiền tích điểm.
Nhưng nhược điểm mang lại không ít rắc rối cho chủ thẻ nếu sử dụng chủ quan:
-
Lãi suất vay tương đối cao;
-
Phải trả gốc và lãi hàng tháng;
-
Phí phạt khi trả nợ trước hạn…
Có thể thấy khi dùng thẻ tín dụng, lãi suất của thẻ không khác gì lãi suất khi chuyển sang trả góp. Mà đối với những loại thẻ được tích điểm, hoàn tiền thì lãi suất cuối cùng của thẻ còn thấp hơn nhiều so với vay trả góp. Vì thế việc chuyển đổi dư nợ tín thẻ tín dụng sang trả góp là không nên.
Cách kiểm tra dư nợ tín dụng
Kiểm tra qua hệ thống CIC
Bạn có thể truy cập website cic.gov.vn hoặc App trên moblie; đăng nhập và xem thông tin dư nợ tín dụng.
Xem chi tiết các bước thực hiện TẠI ĐÂY nhé!
Gọi hotline ngân hàng
Cách đơn giản nhất để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng của bạn đó là gọi điện đến số hotline của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn để được giải đáp. Số hotline tổng đài của các ngân hàng thường được in trên mặt sau của thẻ tín dụng, bạn có thể xem ở đó.
Kiểm tra qua Internet Banking
Bạn sử dụng Internet Banking để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng bằng cách đăng nhập vào website của ngân hàng, chọn mục “Tài khoản”, rồi chọn “Thẻ tín dụng” để kiểm tra.
Kiểm tra qua Mobile Banking
Tương tự, bạn cũng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại, sau đó chọn "Thẻ tín dụng" để kiểm tra dư nợ.
Tham khảo thêm: Lãi suất thẻ tín dụng được tính ra sao? Bạn có thực sự được hưởng 45 ngày miễn lãi thẻ tín dụng?
Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Thanh toán tại quầy giao dịch ngân hàng
Bước 1: Đến chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng mở thẻ tín dụng;
Bước 2: Xuất trình giấy tờ cá nhân và yêu cầu nhân viên giao dịch thực hiện thủ tục thanh toán thẻ tín dụng;
Bước 3: Sau khi nhân viên kiểm tra thông tin, thông báo dư nợ cần thanh toán. Khách hàng nộp tiền, nhận và ký biên lai giao dịch.
Thanh toán qua Internet Banking
Bước 1: Truy cập vào website ngân hàng/ ứng dụng Internet Banking, chọn mục “Dịch vụ thẻ”;
Bước 2: Tại mục “Danh sách thẻ” chọn loại thẻ tín dụng mà bạn đang dùng;
Bước 3: Chọn “Xem hạn mức thẻ” và chọn “Thanh toán”;
Bước 4: Nhập số tiền thanh toán và ấn hoàn tất;
Bước 5: Nhập mã OTP để xác thực.
Thanh toán thẻ tín dụng tự động
Bước 1: Yêu cầu đăng ký dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng tự động tại chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng;
Bước 2: Điền vào đơn đăng ký;
Bước 3: Nộp lệ phí giao dịch.
Thanh toán qua ví điện tử
Bước 1: Đăng nhập vào ví điện tử >> Chọn dịch vụ ở màn hình chính (hoặc gõ tên dịch vụ trên thanh tìm kiếm);
Bước 2: Từ màn hình thanh toán, chọn “thay đổi” nguồn tiền;
Bước 3: Chọn nguồn tiền thẻ tín dụng đã liên kết;
Bước 4: Kiểm tra thông tin & nhấn “Xác nhận”;
Bước 5: Nhập lại mật khẩu để thanh toán;
Bước 6: Từ màn hình chọn “Xác nhận thẻ”, chọn nhận mã OTP;
Bước 7: Nhập mã OTP để xác thực.
Thanh toán từ ngân hàng khác
Bước 1: Nhập đầy đủ các thông tin ngân hàng yêu cầu;
Bước 2: Nhập mã OTP xác thực.
Thanh toán qua ATM
Bước 1: Đưa thẻ vào khe đọc thẻ, chọn ngôn ngữ, nhập mã pin;
Bước 2: Tại màn hình hiển thị các lệnh, chọn “Chuyển tiền”;
Bước 3: Điền thông tin số tài khoản ngân hàng cần chuyển, số tiền ấn “Enter”;
Bước 4: Hệ thống thông báo thành công.
Liên quan: Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Khi nào cần đáo hạn?
Những lưu ý khi thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó là không ít những rủi ro. Để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
-
Thanh toán đúng hạn để được hưởng ưu đãi miễn lãi suất từ các ngân hàng, đồng thời duy trì điểm tín dụng tốt. Nếu bạn thanh toán thẻ tín dụng chậm sẽ bị áp phí phạt và lãi suất khá cao;
-
Thường xuyên kiểm tra sao kê để quản lý các khoản chi tiêu một cách hiệu quả, giảm thiểu các trường hợp bị lừa đảo, mất tiền hay bị nhầm lẫn sai sót từ các lần thanh toán trước đó;
-
Không nhờ người thân, bạn bè chuyển khoản thanh toán dư nợ cho mình để bảo mật các thông tin trên thẻ tín dụng;
-
Có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình thanh toán dư nợ cần báo ngay cho ngân hàng thông qua số hotline để kịp thời giải quyết.
Trên đây là một số chia sẻ về dư nợ tín dụng để giúp các bạn trả lời câu hỏi “có nên chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp hay không?” Hay vọng bài viết này mang đến cho bạn những thông tin thật sự bổ ích. Nhớ bật thông báo của những bài viết chất lượng tiếp theo nhé!
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm