Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên 8%, mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất sau Tết Tân Sửu giữ ở mức 8,4%/năm. Trong khi giá vàng đã giảm về ngưỡng 54 – 56 triệu đồng/lượng. Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm thời điểm này? Khảo sát tại gần 30 ngân hàng, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại các ngân hàng không có nhiều biến động ở hầu hết các kỳ hạn gửi tiết kiệm. Thứ tự trong bảng xếp hạng các ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất gần như không có sự xáo trộn so với tháng 2/2020. Trong đó, Eximbank tiếp tục có lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 8,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 500 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng. Đứng vị trí thứ 2 là ABBank. Nhà băng này duy trì lãi suất tiết kiệm cao nhất không đổi so với tháng trước ở mức 8,3%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho mọi số tiền gửi tại kỳ hạn 13 tháng. Ngân hàng Phương Đông (OCB) ưu đãi lãi suất 8,2%/năm dành cho các khoản gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng. Ngoài 3 nhà băng dẫn đầu, nhiều ngân hàng hiện vẫn duy trì lãi suất tiết kiệm cao nhất trên 7% như VietBank (7,8%/năm); ACB (7,4%/năm); Gửi tiết kiệm tại SCB với lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,3%/năm; Ngân hàng Việt Á với 7,2%/năm;… Đứng cuối bảng xếp hạng về lãi suất tiền gửi là nhóm 4 "ông lớn" ngân hàng nhà nước bao gồm VietinBank, Agribank và BIDV và Vietcombank. Trong đó 3 ngân hàng VietinBank, Agribank và BIDV có cùng lãi suất tiết kiệm cao nhất là 5,6%/năm. Vietcombank có lãi suất thấp hơn chỉ là 5,5%/năm. Cùng có mức lãi suất cao nhất 5,5%/năm - mức thấp nhất hệ thống là VPBank. Tại VPBank, khách hàng cần đạt yêu cầu số tiền gửi tối thiểu 50 tỷ trở lên và gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 24 và 36 tháng mới nhận được mức lãi suất tiết kiệm này. Trong khi lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì mức thấp, giá vàng trong nước thời cũng có sự điều chỉnh mạnh so với mức đỉnh ghi nhận vào năm 2020. Theo đó, từ mức đỉnh được thiết lập vào tháng 8/2020, 62,2 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước lùi về duy trì ở vùng giá 54-56 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay luôn duy trì ở mức cao, phổ biến từ 5 - 7 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm lên tới 9 triệu đồng/lượng. Một chuyên gia phân tích dự báo, trong năm 2021, giá vàng trong nước sẽ nhích nhẹ so với thời điểm hiện tại và ổn định ở mức khoảng 57-58 triệu đồng/lượng. Trong kịch bản xấu của nền kinh tế, khi vaccine không thực sự kiểm soát được dịch bệnh trên thế giới, giá vàng trong nước có thể trở lại mốc 60 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, để đầu tư vàng vào thời điểm này, theo vị này là ít hiệu quả dù giá vàng đang trong giai đoạn điều chỉnh. "Bình quân năm 2020, giá vàng tăng 28,05% so với năm 2019. Trong khi đó, gửi tiết kiệm lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất chỉ duy trì khoảng trên 8%. Nếu nhìn vào con số này thì ai cũng muốn đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, thời điểm này rất rủi ro. Hiện giá vàng khoảng quanh mức 55 triệu đồng/lượng, dự báo tình huống xấu nhất, giá vàng có thể lên tới 60 triệu đồng/lượng, lúc đó tỷ lệ sinh lời cũng chỉ tương đương với mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay. Nếu giá vàng không lên được mức giá này thì lợi nhuận thu về sẽ thấp hơn gửi tiết kiệm. Hơn nữa, khoảng cách chênh lệch hiện nay giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức rất lớn, tạo nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Ngược lại, gửi tiết kiệm lại là kênh đầu tư an toàn. Vì vậy, mua vàng vào thời điểm này có thể là một lựa chọn không mang lại hiệu quả cao", vị này phân tích. Đồng quan điểm, chuyên gia đến từ đại học Kinh tế quốc dân thừa nhận, hiện nay giá vàng trong nước đang cao hơn so với thế giới từ 5 triệu – 7 triệu đồng/lượng. Do đó, nếu mua vàng trong ngắn hạn nhà đầu tư có thể lỗ nặng, vì vậy mua vàng thời điểm này chỉ phù hợp với người cất vàng lâu năm. Trong khi đó, gửi tiền tiết kiệm dù lãi suất cao nhất hiện nay chỉ vào khoảng 8%/năm nhưng nếu so với lạm phát thì người gửi tiền tiết kiệm vẫn có lợi nhuận.Gửi tiết kiệm, lãi suất tiết kiệm cao nhất "bất biến"
Mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm