
GIẢI ĐÁP: Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?
Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi mà nhiều anh chị em vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vậy sau đây hãy cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi tiết để giải đáp vấn đề này nhé. Đất đồng sở hữu là cách mọi người gọi, chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất. “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”, theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013. Đất đồng sở hữu khi cấp hoặc sang tên sổ đỏ, sổ hồng có điểm khác so với cấp sổ đỏ cá nhân, hoặc hộ gia đình là ghi tên đầy đủ người có chung quyền sử dụng đất, cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận, trừ trường hợp cử người đại diện. Sổ hồng đồng sở hữu được hiểu là Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất cho từ 02 người trở lên (có thể là vợ chồng, người cùng hợp tác mua bán, chuyển nhượng chung…) (khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013). Theo đó, khi định đoạt tài sản này, nhóm người sử dụng đất cần tuân thủ các quy định sau đây: Một là, việc thế chấp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau: Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. 2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư. ... Hai là, thế chấp nhà ở đồng sở hữu phải tuân thủ theo quy định tại Điều 145 Luật Nhà ở 2014 như sau: Điều 145. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự. => Như vậy, pháp luật cho phép nhóm người chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu nhà ở được thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại các ngân hàng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc thế chấp chỉ được thực hiện khi tất cả những người cùng chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu nhà ở cùng đồng ý. Điều này đồng nghĩa với việc, tất cả những người có tên trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ/sổ hồng/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) cùng phải ký tên trên hợp đồng thế chấp tài sản. Ngoài việc cùng phải đồng ý, cùng ký tên trên hợp đồng thế chấp tài sản thì thửa đất, nhà ở gắn liền với đất được thực hiện thế chấp khi đảm bảo điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 118 Luật Nhà ở 2014 như sau: Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, nhà ở đã được đăng ký/cấp Giấy chứng nhận (trừ trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai thì không cần có Giấy chứng nhận); Thửa đất, nhà ở không có tranh chấp, hoặc khiếu nại, khiếu kiện về quyền sử dụng, quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở, sử dụng đất đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn, sử dụng đất có thời hạn; Thửa đất và nhà ở không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Nhà ở và thửa đất không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất hoặc có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hy vọng bài viết này có thể giúp anh chị em giải quyết được thắc mắc “sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không”. Chúc mọi người giao dịch thành công và an toàn.Tổng quan về sổ đỏ đồng sở hữu
Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
GIẢI ĐÁP: Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?
“Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không?” vẫn chưa có câu trả lời với nhiều anh chị ...
Xem thêmSổ đỏ bị rách có thể vay thế chấp được không?
Sổ đỏ là tài sản có giá trị cao, giúp chúng ta tiếp cận nguồn vốn lớn nhanh chóng. Tuy ...
Xem thêmHạ thấp điều kiện vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Đã có khoảng 15 kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ về các giải pháp ...
Xem thêm3 phương thức đáo hạn phổ biến! Nên chọn phương thức nào?
Cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi tiết các phương thức đáo hạn phổ biến hiện nay và giải thích nên chọn ...
Xem thêmLập mẫu phương án kinh doanh vay vốn ngân hàng như thế nào?
Lập mẫu phương án kinh doanh vay vốn ngân hàng là một trong những như bước quan trọng. Vậy cách ...
Xem thêmVẫn than đói vốn, ngân hàng nêu loạt lý do khó cho vay
Tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 19% tổng dư nợ nền kinh tế song vẫn nhiều ...
Xem thêmNgân hàng có thanh khoản, bất động sản tự 'giải thoát'
Ở thời điểm hiện tại, Nghị định 08 được cho là “phao cứu sinh” của các nhà phát triển bất ...
Xem thêm2 lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn cho ngân hàng
Có 02 điểm cần đặc biệt lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn mà không phải ai cũng ...
Xem thêmVạch trần “lừa đảo đáo hạn ngân hàng”
Hình thức đáo hạn ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các chiêu trò lừa đảo, hãy cùng Taichinhnhanh24h ...
Xem thêm