Đảo nợ, đảo nợ ngân hàng là gì? Phân biệt đảo nợ và đáo hạn

Đảo nợ là một khái niệm không hề mới, tuy nhiên vẫn có nhiều bạn đọc còn thắc mắc về hình thức này, và bên cạnh đó vẫn còn nhiều người nhầm lẫn đảo nợ với đáo hạn. Để làm rõ, Taichinhnhanh24h sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

đảo nợ ngân hàng là gì

Đảo nợ là gì?

Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 94/2018/NĐ-CP:

“Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ”.

Còn hiểu một cách đơn giản, đây là việc thực hiện một hợp đồng vay vốn mới, dùng khoản tiền vay mới để trả cho hợp đồng vay cũ.

Đảo nợ ngân hàng là gì?

Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ tại ngân hàng đã đến hạn trả nợ nhưng chưa có tiền trả của một cá nhân hoặc doanh nghiệp thành một khoản vay mới. Khoản vay mới này vay tại chính ngân hàng hiện tại hoặc từ một ngân hàng khác.

Bản chất của đảo nợ trong ngân hàng là ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ, sau đó vay lại khoản mới, nhưng thực chất là tiếp tục khoản nợ cũ. Việc này giúp người vay vẫn tiếp tục được khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu; vừa tránh được nợ xấu.

Quy định pháp lý về đảo nợ ngân hàng

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã có quy định cụ thể hơn về đảo nợ, dù không trực tiếp sử dụng cụm từ “đảo nợ”, nhưng về bản chất thì tương tự như cách hiểu về đảo nợ hiện nay.

Theo đó, tại khoản 5, 6 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định chi tiết về một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế. Cụ thể như sau:

“Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

“Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

  • b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

  • c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.

Nghị định số 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công đã quy định chính thức về đảo nợ tại khoản 8, Điều 3 như sau:

“Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.”

Đảo nợ ngân hàng có bị pháp luật cấm?

Qua các quy định nêu trên và cụ thể là Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có thể thấy việc hoạt động cho vay đảo nợ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Trừ 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: được vay để trả khoản nợ tại chính tổ chức tín dụng đã cho vay nếu thuộc trường hợp: Khách hàng dùng tiền của khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: được vay để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Khách hàng chỉ được dùng tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc 3 trường hợp sau:

  • Vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

  • Thời hạn cho vay không vượt thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

  • Khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Thủ tục đảo nợ

Đảo nợ ngân hàng vì không được pháp luật cho phép thực hiện nên các thủ tục cho vay đảo nợ tại ngân hàng sẽ được đăng ký, triển khai như hồ sơ đáo hạn khoản vay để làm khoản vay mới.

Mỗi ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ có quy định riêng về hồ sơ thủ tục đáo hạn, tuy nhiên sẽ có một số giấy tờ cơ bản sau đây:

  • Giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân còn hiệu lực, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn;

  • Hồ sơ vay ngân hàng bản sao;

  • Giấy tờ photo công chứng về các tài sản thế chấp như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô,…;

  • Khách hàng là chủ doanh nghiệp thì cần có Giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân;

  • Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay;

  • Giấy ghi nợ.

Phân biệt đảo nợ và đáo hạn

Giống nhau

  • Mục đích của đảo nợ ngân hàng và đáo hạn khoản vay đều nhằm kéo dài thêm thời gian trả nợ cho một khoản vay cũ sắp đến hạn phải thanh toán cho ngân hàng.

  • Cả hai hoạt động này đều bị pháp luật nước ta nghiêm cấm, được quy định cụ thể trong Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

  • Đảo nợ và đáo hạn khoản vay đều mất phí, dao động từ 0,3 - 0,7%/ngày với tổng số tiền dùng để đảo nợ hoặc đáo hạn.

Khác nhau

  • Đảo nợ được thực hiện để biến 1 khoản vay cũ sắp đến hạn trả nợ thành 1 khoản vay mới, nhằm kéo dài thời gian trả nợ;

  • Đáo hạn khoản vay là hình thức ngân hàng tái vay vốn khi thời hạn trả khoản vay cũ đã hết nhưng nợ vẫn chưa trả xong.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hình thức đảo nợ ngân hàng. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn vay an toàn.


Bài viết xem thêm

Ước tính khoản vay

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây

Họ và Tên (*)
Mục đích vay
Số điện thoại (*)
Ngân hàng

Dùng chuột để chọn khoản vay và thời hạn vay



Số tiền vay

300 triệu
30 tỷ



Thời gian vay

6 tháng
420 tháng

số tiền cần trả hàng tháng

noneđồng (*)

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ

Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...

Họ và tên (*)
Số điện thoại (*)
Khu vực (*)
Sản phẩm (*)

Lý do khách hàng chọn chúng tôi

Tài chính nhanh 24h tự tin mang lại sự hỗ trợ tốt nhất dành cho khách hàng.

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng