Sổ đỏ bị rách có thể vay thế chấp được không?

Sổ đỏ - Một trong những tài sản vô cùng giá trị và được sử dụng để vay thế chấp, giúp khách hàng tiếp cận nhanh nguồn vốn như mong muốn. Vậy trong trường hợp sổ đỏ bị rách có vay thế chấp được không? Cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu sau đây nhé.

sổ đỏ bị rách có thể vay thế chấp được không

Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 118 Luật Nhà ở 2014, điều kiện để mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở gồm:

  • Đất, nhà đã được cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;

  • Không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

  • Trong thời hạn sử dụng đất, sở hữu nhà;

  • Nhà ở không thuộc trường hợp phải tháo dỡ, giải tỏa theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

  • Nhà ở, đất ở không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

Có thể thấy, pháp luật không quy định về điều kiện nếu sổ đỏ rách thì có được phép chuyển nhượng hay không. Thay vào đó, pháp luật quy định thửa đất, nhà ở trên đất buộc phải có sổ đỏ để chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà.

Trên thực tế, nếu sổ đỏ bị rách cũng có nghĩa là hình thức của sổ đỏ không còn nguyên vẹn như khi được cấp. Nói cách khác, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp của sổ đỏ này.

Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng - Sổ nào có giá trị vay thế chấp cao hơn?

Cần làm gì khi sổ đỏ bị rách?

Trường hợp sổ hồng bị rách hoặc hư hỏng thì người dân có quyền yêu cầu cấp đổi để có sổ mới.

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì người dân có quyền cấp đổi để có sổ đỏ mới.

Hồ sơ cấp đổi sổ đỏ bị rách, hư hỏng

Hồ sơ đề nghị cấp đổi đổi sổ đỏ bị rách, hư hỏng gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK

  • Bản gốc sổ đỏ đã cấp.

Quy trình cấp đổi sổ đỏ bị rách

  • Bước 1: Nộp hồ sơ.

Người dân có nhu cầu cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng bị rách nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Hoặc nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nơi chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Còn đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu.

Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm phải thực hiện các công việc sau đây:

  • Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

  • Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

  • Bước 4: Kết quả

Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Một số quy định về việc thế chấp sổ đỏ

Sổ đỏ được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho các khu vực ngoài đô thị hoặc nông thôn, được quy định cụ thể tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ và tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của tổng cục địa chính. Sổ đỏ thường được cấp cho hộ gia đình và cấp dành riêng cho các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở và đất nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực nông thôn.

Việc vay thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng của hình thức vay thế chấp mà tài sản đảm bảo là sổ đỏ đứng tên của chính khách hàng. Hay nói cách khác là người vay dùng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở (hay còn gọi là sổ đỏ) để làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng.

Trường hợp nếu sổ đỏ đứng tên người thân thì người đi vay phải có giấy ủy quyền mới đủ điều kiện làm hồ sơ để vay vốn thế chấp sổ đỏ. Trong quá trình vay vốn thế chấp, sổ đỏ của khách hàng sẽ bị giữ tại ngân hàng và khách hàng sẽ không có quyền sử dụng đất đó trong thời gian vay vốn này.

Có thể bạn quan tâm: Có được vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ không?

Trong trường hợp đã đến hạn tất toán mà người vay thế chấp sổ đỏ không có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thì tài sản bảo đảm đó sẽ được ngân hàng xử lý nhằm thu hồi nợ.

Và trên đây là một số thông tin về vấn đề “sổ đỏ bị rách có vay thế chấp được không”. Hy vọng bài viết này mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn vay thành công.


Bài viết xem thêm

Ước tính khoản vay

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây

Họ và Tên (*)
Mục đích vay
Số điện thoại (*)
Ngân hàng

Dùng chuột để chọn khoản vay và thời hạn vay



Số tiền vay

300 triệu
30 tỷ



Thời gian vay

6 tháng
420 tháng

số tiền cần trả hàng tháng

noneđồng (*)

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ

Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...

Họ và tên (*)
Số điện thoại (*)
Khu vực (*)
Sản phẩm (*)

Lý do khách hàng chọn chúng tôi

Tài chính nhanh 24h tự tin mang lại sự hỗ trợ tốt nhất dành cho khách hàng.

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng