
2 lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn cho ngân hàng
Có 02 điểm cần đặc biệt lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn mà không phải ai cũng nói cho bạn biết. Hãy theo dõi bài viết này để nắm được thông tin chi tiết.
Phí phạt trả nợ trước hạn
Thông thường, trong các hợp đồng vay, các bên đều có thoả thuận về việc phạt vi phạm khi người vay trả nợ trước hạn. Phí phạt trả nợ trước hạn được xem là khoản tiền mà người vay phải trả thêm do đã vi phạm về thời hạn vay đã thỏa thuận/cam kết trước đó.
Cách tính phí trả nợ trước hạn do ngân hàng và người vay tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, phí trả nợ trước hạn thường được tính theo công thức:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ trả nợ trước hạn x số tiền trả trước
Trong đó:
Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Tỷ lệ % trả nợ trước hạn do ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.
Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại trong tổng số tiền vay mà khách hàng muốn trả trước thời hạn thỏa thuận.
Cùng tham khảo phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng hiện nay:
Vietcombank
-
Vay ngắn hạn: Miễn phí
-
Các khoản vay trung hạn, dài hạn: 0,3 - 1%/số tiền trả nợ trước hạn
Agribank
-
Vay ngắn hạn:
-
Miễn phí nếu thời gian vay thực tế >70% thời gian vay theo hợp đồng tín dụng;
-
0,5%/số tiền trả trước: Nếu thời gian vay thực tế =< 70% thời gian vay theo hợp đồng tín dụng
-
-
Vay trung, dài hạn:
-
Trong năm đầu: 1,5%/số tiền trả trước hạn.
-
Trong năm thứ hai: 1%/số tiền trả trước hạn.
-
Trong năm thứ 3: 0,5%/số tiền trả trước hạn.
-
Từ năm thứ 4 trở đi: Giám đốc chi nhánh quyết định, tối đa bằng mức phí áp dụng cho năm thứ 03.
-
Techcombank
-
Trong năm đầu: 3% số tiền trả trước hạn.
-
Trong năm thứ hai: 3% số tiền trả trước hạn.
-
Từ năm thứ ba: 2% số tiền trả trước hạn.
Lưu ý: Số tiền trả tối thiểu là 200.000 đồng và áp dụng cho các khoản vay trước 23/6/2014 trừ vay hỗ trợ kinh doanh - hạn mức quay vòng, vay cầm cố sổ tiết kiệm, khoản vay sau 23/6/2014 trừ vay hộ kinh doanh, vay cầm cố sổ tiết kiệm.
OCB
-
Bên vay đã thanh toán dưới 06 kỳ trả nợ: 5%/dư nợ gốc còn lại.
-
Bên vay đã thanh toán từ 06 kỳ trả nợ trở lên: 3%/dư nợ gốc còn lại.
(áp dụng với vay phục vụ nhu cầu đời sống tại khối khách hàng đại chúng)
Xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ
Đối với các khoản vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất, sau khi đã giải ngân khoản vay ở ngân hàng và lấy lại sổ đỏ thì bạn nên làm ngay thủ tục xóa thế chấp.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ bao gồm:
-
Phiếu yêu cầu xóa đăng ký;
-
Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
-
Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp.
Trình tự thực hiện thủ tục
-
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
-
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
-
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Hạ thấp điều kiện vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Đã có khoảng 15 kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ về các giải pháp ...
Xem thêm3 phương thức đáo hạn phổ biến! Nên chọn phương thức nào?
Cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi tiết các phương thức đáo hạn phổ biến hiện nay và giải thích nên chọn ...
Xem thêmLập mẫu phương án kinh doanh vay vốn ngân hàng như thế nào?
Lập mẫu phương án kinh doanh vay vốn ngân hàng là một trong những như bước quan trọng. Vậy cách ...
Xem thêmVẫn than đói vốn, ngân hàng nêu loạt lý do khó cho vay
Tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 19% tổng dư nợ nền kinh tế song vẫn nhiều ...
Xem thêmNgân hàng có thanh khoản, bất động sản tự 'giải thoát'
Ở thời điểm hiện tại, Nghị định 08 được cho là “phao cứu sinh” của các nhà phát triển bất ...
Xem thêm2 lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn cho ngân hàng
Có 02 điểm cần đặc biệt lưu ý khi trả nợ thế chấp trước hạn mà không phải ai cũng ...
Xem thêmVạch trần “lừa đảo đáo hạn ngân hàng”
Hình thức đáo hạn ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các chiêu trò lừa đảo, hãy cùng Taichinhnhanh24h ...
Xem thêmQuy định về đáo hạn ngân hàng mà bạn cần nắm rõ
“Đáo hạn” là một thuật ngữ phổ biến trong tài chính và bất động sản, nhưng nếu không nắm rõ ...
Xem thêmVay theo giấy phép kinh doanh có được không?
GPKD dùng để xác thực doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp vay theo giấy phép kinh doanh có được không? Cùng ...
Xem thêm