Tài sản đảm bảo là gì? Các loại tài sản nào có thể thế chấp
Tài sản đảm bảo là một phần không thể thiếu trong những giao dịch vay thế chấp. Để hiểu hơn tầm quan trọng của loại tài sản này, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm, cũng như các điều kiện về tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo là gì?
Tài sản đảm bảo là loại tài sản tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật hiện hữu, là giấy tờ có giá trị và là quyền tài sản:
-
Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa;
-
Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng bảo hiểm và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền khác;
-
Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
Ngoài ra tài sản đảm bảo còn được gọi là tài sản thế chấp, dùng để thế chấp nhằm vay vốn ngân hàng phục vụ cho nhu cầu.
Tham khảo thêm: Hợp đồng thế chấp tài sản
Điều kiện về tài sản đảm bảo
Để trở thành tài sản vay thế chấp ngân hàng, các loại tài sản cần đảm bảo thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
-
Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của người vay như: Đất phải thuộc quyền của người vay theo quy định của pháp luật về đất đai. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải là tài sản do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
-
Tài sản được phép giao dịch: Là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh…
-
Tài sản không tranh chấp: Là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng…
-
Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm và khách hàng đã mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay.
Các loại tài sản có thể thế chấp
Theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước, tài sản dùng để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:
-
Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác;
-
Không phải tài sản nào cũng có thể được chấp nhận cho thế chấp để vay vốn;
-
Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định;
-
Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp;
-
Tài sản hình thành trong tương lai như: Bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: Lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương…
Tài sản đảm bảo nhóm 1, 2, 3 là gì?
Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về các nhóm tài sản có rủi ro với loại tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài như sau:
Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.
Và trên đây là một số thông tin về tài sản đảm bảo. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho mọi người những thông tin chi tiết về loại tài sản này. Chúc mọi người vay thành công.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm