Vay thế chấp tài sản là gì? Quy trình vay thế chấp tại ngân hàng
Vay thế chấp tài sản - một trong 2 hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến trong thời điểm hiện nay. Hình thức này được nhiều ngân hàng áp dụng nhằm thu hút khách hàng khi có nhu cầu về một khoản tài chính lớn với việc thế chấp một tài sản đảm bảo có giá trị.
Vay thế chấp tài sản là gì?
Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản đảm bảo. Các tài sản đảm bảo này có thể là sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá luân chuyển, máy móc, thiết bị… Và một trong những tài sản vay dùng để vay thế chấp phổ biến hiện nay đó chính là vay thế chấp sổ đỏ.
Xem thêm:
Đặc điểm để vay thế chấp ngân hàng
-
Người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản. Tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay và vẫn có thể sử dụng;
-
Tài sản đảm bảo đa dạng: Tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị và sẽ được ngân hàng thẩm định như sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá luân chuyển, máy móc, thiết bị… Chỉ cần sở hữu tài sản giá trị là người vay có thể đăng ký vay bất cứ lúc nào;
-
Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu người vay, có thể kéo dài lên đến 25 năm;
-
Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Mức lãi suất ưu đãi hơn, số tiền lãi phải trả cũng thấp hơn;
-
Hạn mức vay lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo. Vì thế, đây là hình thức vay phù hợp với những đối tượng cần vốn lớn để đầu tư.
Lợi ích khi vay thế chấp
-
Hạn mức vay lớn: Số tiền vay có thể lên đến hàng tỷ đồng (tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo), đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau như đầu tư, mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà cửa, kinh doanh, du học…
-
Giảm gánh nặng trả nợ: Lãi suất giảm dần, thời gian vay dài có thể lên đến 25 năm. Nhờ đó mà có nhiều thời gian để xoay sở, cân đối tài chính và trả nợ.
-
Hình thức trả nợ linh hoạt: Trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm; tiền gốc trả dần hoặc trả một lần.
-
Tài sản vẫn là của người vay: Tuy đã thế chấp tài sản nhưng người đi vay vẫn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người đi vay để làm bằng chứng.
Điều kiện để vay thế chấp tài sản
-
Người vay là công dân Việt Nam độ tuổi từ 20 - 65, có đầy đủ năng lực pháp lý;
-
Có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay;
-
Có thu nhập ổn định, chứng minh được năng lực trả nợ;
-
Có tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhà đất thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc được bảo lãnh bởi quyền sở hữu của bên thứ 3;
-
Có phương án sử dụng vốn vay phù hợp, khả thi, tuyệt đối không được sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất hợp pháp;
-
Chưa từng có nợ xấu, lịch sử tín dụng CIC tốt.
Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống CIC
Thủ tục vay thế chấp ngân hàng
Để vay thế chấp tài sản tại ngân hàng, người vay cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau đây để thực hiện các thủ tục cần thiết:
-
Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ;
-
Hộ khẩu/giấy chứng nhận tạm trú;
-
CMND/hộ chiếu;
-
Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng;
-
Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh;
-
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (không bắt buộc);
-
Các giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng.
Quy trình vay thế chấp tại ngân hàng
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Khách hàng chuẩn bị thủ tục, bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan.
-
Bước 2: Liên hệ với ngân hàng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, khách hàng mang theo hồ sơ đến gặp nhân viên ngân hàng tại các phòng giao dịch, chi nhánh, trụ sở của ngân hàng gần nhất để xét duyệt vay vốn.
-
Nhân viên kiểm tra giấy tờ tài sản thế chấp.
-
Xác minh tính pháp lý của tài sản thế chấp.
-
Kiểm tra thông tin thân nhân, hồ sơ pháp lý người vay vốn.
-
Kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng, nợ xấu của khách hàng.
Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì sẽ được nhân viên gửi lên ngân hàng chờ thẩm định từ 1- 2 ngày để duyệt vay. Ngược lại, hồ sơ bị từ chối và khách hàng không đủ khả năng vay vốn.
-
Bước 3: Ngân hàng thẩm định.
Sau khi nhận được hồ sơ khách hàng từ nhân viên giao dịch, ngân hàng sẽ tiến hành xem hồ sơ rồi thẩm định nơi ở, tài sản đảm bảo hoặc địa điểm kinh doanh. Sau đó tiến hành định giá tài sản đảm bảo của khách hàng, đưa ra biên bản định giá tài sản và khoản vay có thể tiếp cận đối với khách hàng.
Sau quá trình thẩm định và xác minh những thông tin cần thiết, ngân hàng đẩy hồ sơ xuống bộ phận cho vay để soạn hồ sơ vay vốn trong thời gian 1 – 2 ngày.
-
Bước 4: Công chứng giấy tờ tài sản thế chấp.
Khách hàng mang giấy tờ thế chấp tài sản như sổ đỏ, giấy chứng nhận tài sản bất động sản, giấy tờ có giá trị thế chấp đến văn phòng đăng ký đất đai/ tài sản để công chứng.
-
Bước 5: Giải ngân.
Nhân viên ngân hàng lấy tài sản thế chấp của khách hàng từ phòng công chứng về. Niêm phong và giữ lại các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp bản gốc. Tiến hành ký hợp đồng và đưa tiền cho khách hàng.
*Lưu ý: Khi ký hợp đồng vay thế chấp tài sản, cần đọc kỹ lại các thông tin thật kỹ để tránh sai sót và phải chịu thiệt.
Xem thêm: Giải ngân là gì? Các hình thức giải ngân của ngân hàng?
Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất?
Lãi suất vay thế chấp các ngân hàng
-
BIDV: 7.6%;
-
VIB: 7.5%;
-
Vietinbank: 7.6%;
-
Vietcombank: 7.5%;
-
ACB: 9.5%;
-
Agribank: 11%...
*Lưu ý: con số chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi theo từ thời kỳ.
Nếu bạn muốn có con số chính xác nhất, hãy liên hệ hotline 0938.996.302 hoặc để lại thông tin tại form đăng ký bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé!
Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng
Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần
Ngày này, hầu hết các ngân hàng chủ yếu sử dụng phương thức trả góp với tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần.
Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần được đa số các ngân hàng áp dụng. Theo đó lãi suất người vay phải trả sẽ chỉ được tính theo số tiền còn nợ sau khi đã trừ đi số tiền đã trả.
Lãi suất được tính theo công thức:
Số tiền trả hàng tháng = số tiền vay/thời gian vay + số tiền vay*lãi suất cố định hàng tháng.
Lãi suất tính theo dư nợ gốc
Lãi suất tính theo dư nợ gốc có nghĩa là lãi suất người vay phải trả được tính theo số tiền vay trong suốt kỳ hạn vay.
Lãi suất được tính theo công thức:
Lãi suất tháng hàng tháng = Số tiền vay *lãi suất/12(tháng)
Có nhiều người thắc mắc không biết cách tính lãi suất vay thế chấp nào có lợi nhất cho mình. Tuy nhiên tổng số tiền phải trả hoàn toàn giống nhau mặc dù hai cách tính lãi suất vay ngân hàng khác nhau.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục, hồ sơ cũng như quy trình vay thế chấp tài sản tại ngân hàng mà Taichinhnhanh24h muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích và thú vị.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm