
Khi nào cần xử lý tài sản thế chấp? Các biện pháp xử là gì?
Xử lý tài sản thế chấp là việc làm để đảm bảo quyền lợi cho bên nhận thế chấp, thu hồi vốn cho vay ban đầu. Để tìm hiểu cụ thể hơn, chúng ta hãy theo dõi nội dung sau đây.
Khi nào thì xử lý tài sản thế chấp?
Thế chấp là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, cho nên bên nhận thế chấp chỉ được xử lý tài sản thế chấp trong các trường hợp sau:
-
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
-
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
-
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
(Theo Điều 299 Bộ luật dân sự 2015)
Xem thêm: Tài sản thế chấp là gì? Các loại tài sản có thể thế chấp
Các biện pháp xử lý tài sản thế chấp
Theo đó, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau:
-
Bán tài sản bảo đảm (bên nhận bảo đảm tự bán hoặc bán đấu giá);
-
Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
-
Phương thức khác do các bên thỏa thuận, ví dụ như bên nhận bảo đảm thuê tài sản bảo đảm hoặc tự khai thác giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm...
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì tài sản sẽ được xử lí bằng phương thức bán đấu giá tài sản, vì đây là phương thức mua bán khách quan do pháp luật quy định tạo điều kiện cho bán tài sản với giá cao nhất. Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản.
Tham khảo: Quy trình xử lý tài sản thế chấp ngân hàng
Xử lý tài sản trong trường hợp thế chấp tài sản trên đất (không thế chấp quyền sử dụng đất)
Tại Điều 326: Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất
-
Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
-
Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất (không thế chấp tài sản trên đất)
Điều 325 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
-
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
-
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tài sản gắn liền với đất có thể là cây lâu năm, công trình xây dựng, nhà ở...
Quan hệ thế chấp chấm dứt khi nào?
Tại Điều 327 Bộ luật dân sự 2015 có ghi thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
-
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
-
Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
-
Tài sản thế chấp đã được xử lý.
-
Theo thỏa thuận của các bên.
Vậy có nghĩa là việc thế chấp tài sản được coi là chấm dứt khi tài sản đã được xử lý, việc thế chấp bị hủy bỏ hay đã được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác. Ngoài ra, nếu nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã được thực hiện xong thì biện pháp thế chấp đó đương nhiên được coi là chấm dứt.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Vay thế chấp ô tô tại ngân hàng: Lãi suất như thế nào?
Vay thế chấp ô tô tại ngân hàng giúp nhiều tiếp cận số tiền vay lớn hơn với lãi suất ...
Xem thêmMở Thẻ Tín Dụng Bằng Sổ Tiết Kiệm mang lại những lợi ích gì?
Việc mở thẻ tín dụng bằng sổ tiết kiệm có thể là một giải pháp tốt để giúp bạn ...
Xem thêmGiải đáp: Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?
Nợ xấu ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tài chính, nhưng “nợ xấu có làm thẻ tín dụng ...
Xem thêmMở thẻ tín dụng doanh nghiệp: Lợi ích và quy trình
Hiểu tất tần tật về thẻ tín dụng doanh nghiệp và mở thẻ tín dụng doanh nghiệp trong bài biết ...
Xem thêmRút tiền thẻ tín dụng có bị nợ xấu không?
Rút tiền thẻ tín dụng tuy tiện lợi nhưng cũng mang nhiều rủi ro. Vậy rút tiền thẻ tín dụng ...
Xem thêmĐáo hạn thẻ tín dụng có nguy hiểm không?
Đáo hạn thẻ tín dụng có nguy hiểm như mọi người thường truyền tai nhau hay không? Cùng Taichinhnhanh24h tìm ...
Xem thêmNgày đáo hạn thẻ tín dụng là khi nào? Trễ có sao không?
Ngày đáo hạn thẻ tín dụng rất quan trọng, nếu chậm đáo hạn có thể dẫn đến các bất lợi. ...
Xem thêmLừa Đảo Rút Tiền Thẻ Tín Dụng: Cách Phòng Tránh và Xử Lý
Lừa đảo rút tiền thẻ tín dụng trong thời đại kỹ thuật số rất là phổ biến. Vì vậy ta ...
Xem thêmCác hình thức đáo hạn thẻ tín dụng mà bạn nên nắm
Đáo hạn thẻ tín dụng có ý nghĩ vô cùng quan trọng khi sử dụng thẻ tín dụng. Cùng tìm ...
Xem thêm