Ưu nhược điểm của các hình thức giải ngân của ngân hàng
Giải ngân là một bước không thể thiếu trong quy trình vay vốn ngân hàng. Giải ngân có nhiều hình thức khác nhau, vậy hình thức nào tốt? Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của các hình thức giải ngân của ngân hàng xem như thế nào nhé!
Các phương thức giải ngân
Theo Thông tư 21/2017/TT-NHNN phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng, sẽ có 3 phương thức giải ngân, đó là:
Phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Nội dung của phương thức này chính là việc giải ngân vốn phải được diễn ra dưới hình thức không sử dụng tiền mặt để giải ngân. Theo đó, ngân hàng sẽ phải tiến hành hoạt động thông qua các hình thức tín dụng khác. Cụ thể là khoản vay vốn hay khoản tiền được dùng để giải ngân sẽ được bên giải ngân chuyển trực tiếp vào tài khoản tín dụng của khách hàng có nhu cầu.
Đặc biệt khoản vay này sẽ được chuyển vào tài khoản của người vay ngay trong ngày bắt đầu ký hợp đồng giải ngân. Nếu hợp đồng được ký kết vào thời điểm hết giờ hành chính giao dịch thì khoản vay sẽ được chuyển ngay vào giờ làm việc ngày hôm sau.
Tương tự giống như bên cho vay, khách hàng khi thanh toán khoản giải ngân sẽ tiến hành chi trả thông qua tài khoản ngân hàng. Và tài khoản ngân hàng nhất thiết phải là tài khoản đã ký kết hợp đồng và thuộc sở hữu của khách hàng.
Trường hợp hình thức giải ngân này sẽ diễn ra khi:
Khách hàng là đối tượng thụ hưởng có tài khoản thanh toán tạo các tổ chức cung ứng dịch vụ. Và họ đã tự ứng vốn để thực hiện các phương án, dự án kinh doanh hoặc các dự án phục vụ đời sống.
Khi bên giải ngân là các tổ chức cho vay bắt buộc phải thực hiện giải ngân qua tài khoản theo quy định của pháp luật bắt buộc.
Liên quan: Quy trình vay thế chấp tại ngân hàng
Phương thức giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt
Trường hợp áp dụng phương thức tiến hành giải ngân vốn vay bằng tiền mặt sẽ được áp dụng nếu tiến trình giải ngân được thực hiện cho các trường hợp sau:
Khách hàng là người được thụ hưởng khoản giải ngân không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ. Tức là họ không mở tài khoản ngân hàng nên không thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản được. Và khi đó họ đã ứng vốn tự có để chi trả cho các dự án kinh doanh hay dự án phục vụ đời sống (theo quy định trong thông tư).
Phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc bằng tiền mặt
Theo điều 6 của thông tư, tổ chức tín dụng cho vay sẽ được xem xét xem lựa chọn phương thức giải ngân theo cách nào dựa trên các yếu tố:
Bên giải ngân có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Và tài khoản tiến hành giải ngân có giá trị không quá 100.000.000 (một trăm triệu đồng). Lúc này thì phương thức giải ngân được áp dụng sẽ là phương thức giải ngân không sử dụng tiền mặt.
Trong trường hợp bên giải ngân không có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Và trường hợp đối tượng giải ngân là những cơ quan tổ chức có sử dụng vốn Nhà nước sẽ được tiến hành giải ngân cho bên thụ hưởng bằng tiền mặt. Những đối tượng này đã được quy định rõ trong quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xem thêm: Quy trình giải ngân
Dựa theo các phương thức kể trên thì có thể chia theo thành 2 hình thức và cả 2 đều được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay, đó là: hình thức giải ngân phong tỏa và hình thức giải ngân không phong tỏa. Chúng ta cùng xem tiếp được biết được ưu nhược điểm của 2 hình thức này như thế nào nhé!
Ưu nhược điểm của các hình thức giải ngân của ngân hàng
Hình thức giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa là hình thức ngân hàng giải ngân qua tài khoản ngân hàng (không dùng tiền mặt) của đơn vị khác theo mục đích ban đầu của người vay. Sau khi thực hiện xong giao dịch mua bán, số tiền vay sẽ được chuyển vào số tài khoản bên công ty/ cửa hàng đó.
Ưu điểm:
Giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân an toàn với người vay vốn và ngân hàng. Bởi lẽ, trong quá trình làm thủ tục sang tên có thể xảy ra những vấn đề phát sinh như không thẩm định được hồ sơ, kê khai thuế phức tạp dẫn đến không sang tên được. Chính vì vậy, đây được coi là phương pháp chắc chắn khi sổ đỏ đứng tên là người vay.
Bên cạnh đó, trong quá trình đợi tài sản sang tên cho người mua, tài khoản ngân hàng của người bán vẫn có tiền, số tiền này có thể coi như một khoản gửi ngân hàng giữ hộ. Người bán hoàn toàn có thể rút tiền mặt dùng số tiền này gửi tiết kiệm.
Nhược điểm:
Với số đông tâm lý thích tiền mặt, nên thời gian chờ đợi sang tên có thể trở thành rào cản khiến người bán muốn không giao dịch. Vì vậy, cần trao đổi trước với bên bán về cách thức đặt cọc, thanh toán và cách thức giải ngân của ngân hàng trước để giao dịch có thể diễn ra một cách thuận lợi.
Hình thức giải ngân không phong tỏa
Ngược lại với hình thức vay vốn phong tỏa thì ở phương án vay vốn này, sau khi người mua công chứng hợp đồng mua bán xong và cung cấp cho ngân hàng, ngân hàng sẽ giải ngân số tiền mà người mua đề nghị vay sang tài khoản của bên bán. Lúc này bên bán có thể rút được số tiền đó và sử dụng ngay.
Tuy nhiên, hình thức giải ngân này lại không phổ biến và chỉ có một vài ngân hàng áp dụng.
Ưu điểm:
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của hình thức giải ngân này là thuận tiện, nhanh chóng cho bên bán vì họ có thể nhận được tiền ngay lập tức mà không phải chờ đợi lâu.
Nhược điểm:
Nhược điểm của phương thức giải ngân không phong tỏa là tính rủi ro cao, cho nên nó không được khuyến khích hay áp dụng nhiều. Nếu có chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ.
Trên đây là một số chia sẻ về ưu nhược điểm của các hình thức giải ngân của ngân hàng. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn được hình thức giải ngân phù hợp với gói vay mà mình lựa chọn. Hẹn gặp lại trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm