Vạch trần “lừa đảo đáo hạn ngân hàng”
Đáo hạn ngân hàng - hình thức khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính, nhất là với những khách hàng có nhu cầu vốn lưu động cao. Tuy nhiên hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các chiêu trò lừa đảo đáo hạn ngân hàng.
Sau đây hãy cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu các chiêu trò lừa đảo và cách phòng tránh nhé.
Cảnh giác với sập bẫy “cho vay đáo hạn ngân hàng”
Thông thường, để có thể kịp thời trả nợ cho ngân hàng trong thời gian đáo hạn thì người đi vay sẽ cần phải chuẩn bị gấp một khoản vay lớn và bù lại là mức lãi phí sẽ rất hấp dẫn. Điều này khiến nhiều người bị “mờ mắt” bởi lợi nhuận và rơi vào các bẫy tín dụng.
Đối tượng bị hại của các bẫy rập này chủ yếu là những người có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, muốn cho vay/đầu tư để gia tăng thu nhập.
Dưới đây là một số “bẫy tín dụng” thường gặp phải khi bạn tham gia vào đường dây cho vay đáo hạn ngân hàng:
Chiêu trò “Trung gian đáo hạn ngân hàng”
Với hình thức này, các đối tượng lừa đảo sẽ giới thiệu có người thân làm ở ngân hàng và có data hoặc quen biết nhiều người đang có nhu cầu vay đáo hạn ngân hàng và đã giới thiệu được nhiều người khác cho vay với mức lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn.
Các “Trung gian đáo hạn” này thề thốt hứa hẹn sẽ trả lại cả gốc lẫn lãi ngay khi người vay đáo hạn ngân hàng thành công. Những lần giao dịch đầu tiên với khoản vay không quá lớn thường diễn ra rất trơn tru, thuận lợi, người cho vay đáo hạn rất nhanh sẽ nhận được đầy đủ tiền gốc với lãi suất cao từ phía các trung gian.
Tuy nhiên, sau một thời gian giao dịch, khi đã lấy được lòng tin từ người bị hại, chúng sẽ chào mời cho vay với số tiền lớn hơn và cho vay nhiều lần (tổng số tiền có thể lên tới hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng), sau đó ôm khoản nợ biến mất không có tung tích khiến người bị hại không thể liên hệ, gọi điện cho ngân hàng cũng được thông báo là không thể giải quyết. Đến lúc này, người bị hại mới biết mình đã bị lừa.
Có thể bạn quan tâm: Quy định về đáo hạn ngân hàng mà bạn cần nắm rõ
Sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng
Đây là chiêu trò lừa đảo xuất phát từ chính những đối tượng đang làm việc tại ngân hàng, nắm rõ về dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Những đối tượng này sẽ rủ rê người thân, người quen hoặc những người có nguồn tiền nhàn rỗi lớn (có thể nhắm tới các khách hàng đang gửi tiết kiệm ngân hàng) để cùng tham gia vào các vụ đáo hạn ngân hàng, hùn vốn cho người vay vay tiền để đáo hạn và nhận lãi suất cao.
Thời gian đầu, các giao dịch diễn ra thuận lợi, đối tượng lừa đảo sẽ trả đủ vốn và lãi cho người bị hại. Chỉ sau khi đã chiếm được lòng tin của người bị hại, chúng mới “thả mồi” câu số tiền lớn hơn và tìm cách chiếm đoạt, cao chạy xa bay.
Tại sao nhiều người bị sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng?
-
Đáo hạn ngân hàng là loại dịch vụ không được pháp luật thừa nhận, xung quanh loại hình dịch vụ này có nhiều vấn đề không được hành lang pháp lý bảo vệ, dẫn đến nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của người bị hại
-
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, người vay cần gấp một khoản tiền lớn trả nợ cho ngân hàng, để kịp thời gian đáo hạn, các đối tượng tự nhận là trung gian đáo hạn đã đứng ra móc nối người vay và người cho vay, sau đó chiếm đoạt tài sản và bỏ trốn.
-
Mức lợi nhuận được chào mời quá hấp dẫn, thông thường lên tới 1,5% - 2%/ngày, tức 540% - 720%/năm khiến nhiều người bị mờ mắt bởi đồng tiền dẫn đến sa chân vào bẫy rập của đối tượng lừa đảo. Thử tưởng tượng, chỉ cần cho vay 1 tỷ đồng, bạn sẽ nhận thêm 15 - 20 triệu tiền lãi chỉ sau 1 ngày. Con số quá sức hấp dẫn này khiến nhiều người dù biết là rủi ro vẫn đâm đầu vào.
-
Các đối tượng lừa đảo thường chính là nhân viên của ngân hàng hoặc là người thân của người bị hại dẫn đến chúng dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ phía người cho vay
-
Hành vi lừa đảo tinh vi, thực hiện theo đúng thỏa thuận trong những giao dịch đầu tiên, sau khi lấy được lòng tin của người bị hại, mới bắt đầu thực hiện hành vi lừa đảo.
Xem thêm: Thủ tục đáo hạn ngân hàng thực hiện như thế nào?
Cảnh giác với sập bẫy khi “đi vay đáo hạn ngân hàng”
Tín dụng đen núp bóng cho vay đáo hạn
Đến hạn tất toán khoản vay nhưng không có tiền trả nợ, nhiều người phải tìm đến dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng để vay gấp một khoản tiền trả nợ, tránh bị nợ xấu và có thể phải đem thanh lý tài sản để trả nợ cho ngân hàng.
Lợi dụng tâm lý cần tiền gấp của khách hàng, các tổ chức tín dụng đen đã núp bóng “cho vay đáo hạn” để cung cấp dịch vụ vay tiền gấp với lãi suất cực cao, có thể lên tới 500% đến 1000%/năm. Đi kèm với lãi suất cao là hành vi đòi nợ, xiết nợ giang hồ khiến người vay phải lao đao, tìm mọi cách để trả nợ nếu không sẽ gặp rất nhiều rắc rối với các tổ chức tín dụng đen, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Lừa đảo, thay đổi lãi suất, ép buộc bán tài sản
Một số tổ chức cho vay đáo hạn ngân hàng còn thực hiện hành vi lừa đảo, ép buộc khách hàng khi tự động tăng mức lãi phí khiến người đi vay không thể trả nợ và buộc phải ký vào giấy bán nhà, bán đất hoặc thanh lý tài sản cho bên cho vay.
Những hậu quả người vay phải gánh chịu khi vay qua các tổ chức tín dụng này còn lớn hơn so với hậu quả không trả nợ ngân hàng kịp thời gian. Số tiền lãi không ngừng gia tăng, lãi mẹ đẻ lãi con khiến người bị hại ngập trong nợ nần, từ vài chục triệu, đến vài trăm triệu, thậm chí là chục tỷ đồng.
Lời khuyên để tránh sập bẫy vay đáo hạn ngân hàng
-
Với người cho vay:
Cách phòng tránh tốt nhất bạn nên làm là không dính vào các dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng.
Đây là hành vi không được pháp luật thừa nhận, do đó khi xảy ra lừa đảo, không tránh khỏi tình huống, quyền lợi của bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Nếu chẳng may trở thành con mồi của các bẫy tín dụng này thì hãy ngay lập tức báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và trình bày trung thực, hợp tác với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc.
-
Với người đi vay đáo hạn:
Nếu đến hạn trả nợ ngân hàng nhưng chưa có tiền, người vay hãy làm thủ tục xin gia hạn khoản vay và lên kế hoạch làm việc, xoay vốn để trả nợ.
Đồng thời tuyệt đối tránh xa các tổ chức tín dụng đen với mức phí lên tới hàng nghìn phần trăm.
Người vay có thể xin hỗ trợ từ ngân hàng để được giảm lãi, trình bày hoàn cảnh và thể hiện quyết tâm trả nợ cũng như lộ trình trả nợ chi tiết. Bên cạnh đó, nguồn vay từ các tổ chức tín dụng uy tín khác cũng là một lựa chọn phù hợp cho bạn để giải quyết vấn đề trước mắt.
Và trên đây là một số thông tin về lừa đảo đáo hạn ngân hàng, hy vọng bài viết này cung cấp cho mọi người những kiến thức bổ ích để tránh “tiền mất tật mang”.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm