Tỷ lệ nợ xấu là gì? Công thức tính như thế nào?
Như chúng ta vẫn biết nợ xấu mang lại những tác hại rất lớn cho các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng vì lý do đó mà chỉ số tỷ lệ nợ xấu được “sinh ra”. Vậy Chỉ số này được tính như thế nào? Ai sử dụng chỉ số này? Và họ sử dụng nhằm mục đích gì? Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Tỷ lệ nợ xấu là gì?
Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing loan ratio – NPL) là cụm thuật ngữ được dùng để chỉ các khoản nợ khó đòi, có thời hạn quá hạn lớn và được cho là khó có khả năng thu hồi. Cụ thể, nó chính là các khoản ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi, ngân hàng không thể đòi được do khách hàng làm ăn thua lỗ, đóng cửa hoặc vì một lý do nào đó dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Thời hạn dành cho các khoản nợ sẽ khác nhau, và thời hạn thường gặp dành cho các khoản vay ngắn hạn là 90 - 180 ngày.
Công thức tính tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ Nợ xấu được tính bằng cách chia tổng nợ xấu cho tổng dư nợ.
NPL = Tổng Nợ xấu/Tổng dư nợ
Theo quyết định 492/2005/QĐ - NHNN vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về các khoản dư nợ tín dụng từ khách hàng được chia loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương đương với các loại nợ:
-
Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
-
Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
-
Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
-
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
-
Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Trong đó các khoản nợ thuộc nhóm từ (3) đến (5) được coi là nợ xấu.
Xem chi tiết các nhóm nợ xấu TẠI ĐÂY.
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và mức độ rủi ro của danh mục cho vay mà ngân hàng có, số lượng đồng nợ xấu trên tổng số 100 đồng cho vay.
Và khi tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước thì có nghĩa là chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.
Xem thêm: Cách xóa nợ xấu
Ai dùng tỷ lệ nợ xấu? Để làm gì?
Tỷ lệ nợ xấu được “sinh ra” để được sử dụng cho những mục đích riêng của nó:
-
Các nhà phân tích tài chính: thường sử dụng tỷ lệ nợ xấu để so sánh chất lượng danh mục cho vay giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn đến thất bại của ngân hàng.
-
Các nhà kinh tế: Thưởng sử dụng để kiểm tra tỷ lệ nợ xấu, từ đó dự đoán bất ổn tiềm ẩn trên thị trường tài chính.
-
Nhà đầu tư: có thể cần biết tỷ lệ nợ xấu để chọn nơi đầu tư tiên của mình. Họ sẽ xem các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp là khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.
Tác động chung của việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng
Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng do lãi suất và điều kiện vay vốn trở nên khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu thông dòng vốn vào sự phát triển của nền kinh tế.
-
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng to. Đây là nguyên nhân chính kiềm chế sự lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế.
-
Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của chất lượng cho vay thiếu hiệu quả. Hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, ảnh hưởng khả năng thanh khoản, giới hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, hạ thấp năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Với tỷ lệ nợ xấu, ngoài việc đánh giá các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì thông qua chỉ này có thể xem xét thực trạng nền kinh tế và người vay ở nhiều phương diện trên cơ sở khách quan và chủ quan.
Nợ xấu luôn là điều mà các ngân hàng thương mại quan ngại nhất. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng trên nhiều phương diện do đó các ngân hàng đang rất quan tâm đến việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.
Và trên đây là một số thông tin về chỉ số tỷ lệ nợ xấu, hy vọng bài viết này cung cấp đầy đủ những thông tin mà mọi người mong muốn.
Nếu quan tâm đến những kiến thức về nợ xấu, hãy chọn những bài viết liên quan ở bên dưới bài viết để đọc thêm.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm