Cách xử lý nợ xấu của ngân hàng - Cách xử lý khi bị nợ xấu
Nợ xấu là một trong những vấn đề xảy ra rất nhiều trong những giao dịch vay của ngân hàng và khách hàng. Và tình trạng này còn được diễn ra nhiều hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện tại. Vậy cách xử lý nợ xẩu của ngân hàng là gì? Và có mẹo nào để giải quyết bị dính nợ xấu không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Cách xử lý nợ xấu của ngân hàng
Thông thường mỗi ngân hàng sẽ có một bộ phận làm công việc thu hồi nợ, và các khoản nợ quá hạn sẽ do bộ phận này phụ trách. Trong quá trình thu hồi nợ xấu phải đồng thời tuân thủ cả hai nguyên tắc sau:
-
Nguyên tắc thu hồi nợ do Ngân hàng Nhà nước công bố
-
Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành trong nội bộ từng ngân hàng
Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng diễn ra theo các bước như sau:
-
Bước 1: Liên hệ với khách hàng để thông báo về việc bị nợ xấu và yêu cầu khách hàng trả nợ. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn thì có thể phản ánh với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.
-
Bước 2: Trong trường hợp sau khi liên hệ mà khách hàng vẫn không có ý định trả nợ, hoặc cố tình không nghe điện thoại thì bộ phận thu hồi nợ sẽ liên hệ theo số điện thoại tham khảo là người thân, hoặc công ty đã được điền trong hồ sơ cho vay để nhắc nhở.
Có một số trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng hình thức thu nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ. Trường hợp này thường dành cho những người có nợ nhóm 3 đến nhóm 5.
-
Bước 3: Trong trường hợp khách hàng vẫn tỏ ra tiếp tục chay ì, nợ quá hạn nhóm 5, các ngân hàng sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
-
Bước 4: Tiến hành lưu hồ sơ nợ xấu trên CIC để hạn chế khách hàng và người thân của khách hàng đó tham gia các sản phẩm vay sau này.
Như đã đề cập ở bước đầu tiên, để ngân hàng thực hiện quy trình xử lý nợ xấu thì cũng còn phải tùy trường hợp.
Các trường hợp nợ xấu mà ngân hàng cân nhắc
Trường hợp 1: Đang cần vay tiền, hay cần vay tăng thêm tại ngân hàng để xoay sở nợ nần, vực dậy tình hình kinh doanh,…
-
Khách hàng cần vay vốn thêm ở ngân hàng sẽ khắc phục được tình trạng nợ nần hiện tại.
-
Đang muốn thanh toán nợ xấu mà lo lắng không tìm được nguồn tiền để tất toán nợ, và cần tìm đến hướng giải quyết.
-
Vay thêm ngân hàng tiền để cầm cự đóng tiền nợ để chờ cơ hội bán tài sản được giá cao.
Trường hợp 2: Mất hoàn toàn khả năng tài chính, không thể tiếp tục chi trả cho các khoản nợ
Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu
Cách xử lý khi bị nợ xấu
Liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ
Đây được xem là cách xử lý đầu tiên và quan trọn. Mặc dù thế, nhưng đa phần mọi người lại không lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên trên thực tế cách này rất hiệu quả bởi có ngân hàng cùng ngồi lại và tìm cách giải quyết cùng chúng ta. Và lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là phải liên hệ với ngân hàng ngay để không bị rơi vào những nhóm nợ xấu nghiệm trọng.
Ngay sau khi liên hệ, bên ngân hàng sẽ hỗ trợ cụ thể và làm rõ ràng sự việc hơn hơn. Theo đó, ngân hàng sẽ giúp bạn gia hạn nợ thêm một khác thời gian dựa trên tình hình tài chính hiện tại nếu bạn có lý do chính đáng.
Xem thêm: Trường hợp nào sẽ được gia hạn nợ mùa dịch Covid-19?
Việc này đồng thời còn giúp khách hàng giữ hồ sơ vay lại ngân hàng mà không rơi vào nhóm nguy hiểm khiến ngân hàng phải gửi hồ sơ lên tòa. Chưa kể, nếu khách hàng có tài sản thế chấp, khi bị kiện ra tòa thì khả năng cao sẽ bị thu hồi tài sản; hoặc bị ngân hàng đem đi bán đấu giá, phát mãi với giá rất thấp để thanh toán khoản nợ gốc, lãi và phí phạt.
Huy động vốn từ nhiều nguồn
Có 2 nguồn vốn bạn có thể huy động tốt nhất mà ta nên cân nhắc đó chính là nhờ sự giúp đỡ của người thân và từ các vật dụng có giá trị. 2 nguồn vốn này có thể tạm thời giúp trả một phần hoặc hoàn toàn nợ xấu.
Khách hàng cần thực hiện huy động nguồn vốn này càng nhanh càng tốt bởi nếu thời gian kéo dài quá 90 ngày, khách hàng sẽ có thể phải trả thêm nhiều khoản tiền phát sinh khác và từ đó làm tăng thêm gánh nặng tài chính như: Lãi phát sinh, phí phạt vay quá hạn rất nặng,...
Và trên đây là một số những thông tin về quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng như cách giải quyết khi bị dính nợ xấu. Hy vọng bài viết này cách thể giúp mọi người có thêm kiến thức và áp dụng vào thực tế. Và chúc mọi người vay an toàn!!!
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm