Làm giả hồ sơ để thế chấp vay tiền ngân hàng thì phạm tội gì?
Hành vi làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, mức phạt như thế nào ? Hãy cùng Taichinhnhanh24h làm rõ hình thức xử lý cho hành vi trên. Hầu hết các ngân hàng khi cho vay thế chấp sẽ yêu cầu một số điều kiện như sau: Cá nhân vay vốn là người có quốc tịch Việt Nam và có đầy đủ trách nhiệm pháp lý liên quan. Cá nhân phải trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Giấy tờ tùy thân ( Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân,...). Hồ sơ có đầy đủ các loại theo yêu cầu của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hỗ trợ ( Giấy đăng ký hôn nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,...). Tài liệu, giấy tờ chứng minh cần thu thập theo quy định, yêu cầu của ngân hàng. Hồ sơ chứng minh về chủ sở hữu nguồn tài sản thế chấp ( Giấy chứng minh tài sản được đăng ký quyền sở hữu chính chủ tùy thuộc vào loại tài sản mà đưa ra giấy phù hợp; Các loại chứng từ có giá trị như sổ tiết kiệm, trái phiếu; Giấy đảm bảo, chứng nhận về bảo hiểm của tài sản đưa ra đảm bảo,...). Tìm hiểu thêm một số thông tin quan trọng về: Vay thế chấp ngân hàng Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể mức phạt hành chính chung cho việc làm giả, sử dụng các loại giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có thể bị xử phạt tiền với mức: Từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; Từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Sử dụng Giấy chứng minh nhân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả. Theo khoản 4, khoản 5 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP có thể bị phạt tiền với mức: Từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng có thể cấu thành 2 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 341 và 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu( Điều 341) thì: Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm; Trong các trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên, làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, tái phạm nguy hiểm thì khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm; Trường hợp làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) được hiểu là người nào thuộc một trong các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ và bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam dữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Bên cạnh việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối tượng người vi phạm mà trong một số trường hợp người thực hiện hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỷ luật với những mức độ khác nhau. Trong trường hợp người thực hiện hành vi là công chức, mà sử dụng giấy tờ giả được đào tạo, bồi dưỡng, dự thi nâng ngạch công chức thì có thể bị xử lý kỷ luật cảnh cáo; nếu sử dụng giấy tờ giả để được bổ nhiệm chức vụ thì có thể bị xử lý kỷ luật cách chức; có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc nếu sử dụng giấy tờ giả để được tuyển vào cơ quan nhà nước (Nghị định số 112/2020/NĐ-CP). Nguồn: InternetCác điều kiện để vay vốn thế chấp tại ngân hàng
Hành vi làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng bị xử lý như thế nào?
1- Xử phạt hành chính
2- Truy cứu trách nhiệm hình sự
3- Xử lý kỷ luật
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm