Nợ xấu thẻ tín dụng và những lời khuyên

Thẻ tín dụng là một trong những công cụ phổ biến và được nhiều người sử dụng trong chi tiêu. Tuy nhiên vì nhiều lý do và đa phần là chủ quan nên dẫn đến trường hợp nợ xấu. Vậy nợ xấu thẻ tín dụng là gì? Nguyên nhân từ đâu? Và sau đây là những lời khuyên của Taichinhnhanh24h dành cho bạn.

Nợ xấu thẻ tín dụng và những lời khuyên

Nợ xấu thẻ tín dụng là gì?

Nợ xấu thẻ tín dụng là trường hợp khi cá nhân sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán chi tiêu hoặc rút tiền mặt trực tiếp, nhưng lại không trả đủ nợ khi đến hạn thanh toán. Từ đó, nợ xấu thẻ tín dụng bắt đầu được hình thành từ đây và kéo theo nhiều hệ luỵ khác trong tương lai.

Có thể dễ thấy nguyên nhân của việc nợ quá hạn thẻ tín dụng đó là chi tiêu quá tay. Điều này dễ giải thích vì khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng sẽ được một lợi thế đó là vay tiền ngân hàng sử dụng cho chi tiêu trước rồi trả lại tiền gốc cũng như lãi sau. Chính vì thế đã hình thành nên tâm lý chủ quan của người dùng.

Mặc dù các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đã ân hạn tối đa từ 45 – 55 ngày không bị tính lãi, nhưng đối với những chủ thẻ này, vì không chi trả khoản nợ tối thiểu do ngân hàng yêu cầu khi đến hạn và cộng với việc bị tính lãi suất phạt dẫn đến khả năng chi trả được càng thấp; hoặc khách hàng chây ì không trả dẫn đến việc bị liệt vào danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC về thẻ tín dụng của ngân hàng.

Tìm hiểu thêm: Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra nợ xấu

Các loại phí phạt

Trường hợp bạn không thanh toán các khoản vay cũng như lãi suất thẻ tín dụng đầy đủ thì sẽ phải chịu những khoản phí phạt. Các hình thức phạt đó sẽ do chính ngân hàng phát hành thẻ ban hành và đòi hỏi cá nhân phải chấp hành theo. Cụ thể, nếu không thanh toán đầy đủ khoản nợ từ thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu các loại phí, lãi suất sau:

Phí phạt quá hạn/Phí trả chậm

Nếu cá nhân không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền tối thiểu phải trả cho ngân hàng thì sẽ bị tính phí phạt quá hạn hay còn được gọi là phí trả chậm. Cá nhân sẽ phải chịu mức phí phạt khi trả ít hơn số tiền tối thiểu mà mỗi ngân hàng quy định.

Số tiền tối thiểu này dao động ít hơn hoặc nhiều hơn khoảng 5%/tổng số tiền bạn sử dụng qua thẻ tín dụng trong kỳ thanh toán. Các mức phí phạt của được quy định theo từng ngân hàng, thường là 4% số tiền thanh toán chậm của khách hàng đó, mức quy định tối thiểu 50.000 VNĐ tùy ngân hàng.

Lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là khái niệm dùng để chỉ mức lãi suất mà chủ thẻ tín dụng phải chịu khi thanh toán chậm khoản dư nợ thẻ tín dụng của tháng kề trước.

Nếu cá nhân chưa trả, hoặc trả chưa hết, mới trả được một phần số tiền thẻ tín dụng đã dùng thì sẽ được ngân hàng tiếp tục tính lãi suất từng ngày cho đến khi bạn trả xong.. Khoảng lãi suất này có ngân hàng áp dụng lên đến 30%.

Phí phạt sử dụng vượt hạn mức tín dụng

Với mỗi thẻ tín dụng được phát hành, ngân hàng sẽ quy định một hạn mức sử dụng tối đa dành cho khách hàng gọi là số tiền tối đa được cấp mỗi tháng. Nếu trong trường hợp cá nhân chi tiêu quá nhiều và cao hơn hạn mức trong tháng đó thì sẽ phải nộp thêm phí phạt này (khoảng 5% trên số tiền vượt).

Trong quá trình thanh toán các khoản nợ cũng như các khoản phí phạt, nếu cá nhân vẫn để tiếp tục xảy ra tình trạng như vậy thì ngân hàng sẽ ghi nhớ tài khoản. Từ đó điểm tín nhiệm thẻ tín của dụng của cá nhân với ngân hàng cũng bị giảm và làm mức tín nhiệm thấp đi. Tệ hơn nữa là mức tín nhiệm này được công bố ở cộng đồng cũng như mạng lưới các ngân hàng. Việc này sẽ không có lợi một tí nào cho cá nhân nếu có ý định vay mượn hoặc mở thẻ tín dụng ở các ngân hàng khác khi có nhu cầu.

Xem thêm: Bị nợ xấu có vay được không

Có thể thấy hậu quả của việc nợ xấu là lớn như thế nào. Vì thế hãy theo dõi một số lời khuyên dành cho bạn để hạn chế tình trạng này.

Lời khuyên hạn chế bị nợ xấu thẻ tín dụng

  • Để tránh bị liệt vào danh sách nợ xấu, cá nhân cần cân nhắc chi tiêu hợp lý, tốt nhất là trả nợ thẻ trong thời hạn cho phép. Bởi các khoản phí phạt trả nợ chậm sẽ ngày càng nhiều theo thời gian trả chậm (tính theo ngày).

  • Cố gắng thanh toán các dư nợ càng sớm càng tốt;

  • Hạn chế tối đa rút tiền mặt để tránh khoản phí rút tiền mặt phải trả;

  • Hạn chế mở nhiều thẻ tín dụng, tránh làm giảm điểm tín dụng và ảnh hưởng đến hạn mức sử dụng của mỗi thẻ tín dụng;

  • Hiểu rõ cách sử dụng thẻ tín dụng cũng như cách tính lãi của ngân hàng;

  • Thường xuyên theo dõi hoạt động tín dụng của thẻ: mỗi tháng ngân hàng sẽ gửi lịch sử giao dịch. Lúc này cần xem lại chi tiết các hoạt động tài khoản bằng cách theo dõi số dư thẻ tín dụng trực tuyến. Điều này làm hạn chế việc ngân hàng mắc sai lầm và cũng giảm bớt sự chủ quan của người sử dụng;

  • Trước khi mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó bằng thẻ tín dụng, hãy cân nhắc thử xem bạn có khả năng thanh toán khoản đó trong tương lai hay không. Đồng thời có kế hoạch chi tiêu hợp lý để không vượt quá khả năng chi trả.

Trên đây là một số chia sẻ của Taichinhnhanh24h về vấn đề nợ xấu thẻ tín dụng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả và có một lịch sử tín dụng sạch sẽ.


Bài viết xem thêm

Ước tính khoản vay

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây

Họ và Tên (*)
Mục đích vay
Số điện thoại (*)
Ngân hàng

Dùng chuột để chọn khoản vay và thời hạn vay



Số tiền vay

300 triệu
30 tỷ



Thời gian vay

6 tháng
420 tháng

số tiền cần trả hàng tháng

noneđồng (*)

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ

Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...

Họ và tên (*)
Số điện thoại (*)
Khu vực (*)
Sản phẩm (*)

Lý do khách hàng chọn chúng tôi

Tài chính nhanh 24h tự tin mang lại sự hỗ trợ tốt nhất dành cho khách hàng.

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng