Cầm cố và thế chấp tài sản - Giống và khác nhau như thế nào?

Cầm cố và thế chấp tài sản là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên vẫn có nhiều người cần nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, và hôm nay Taichinhnhanh24h sẽ cùng với mọi người giải đáp chi tiết.

Điểm giống giữa cầm cố và thế chấp tài sản

Cầm cố và thế chấp có những điểm giống nhau như:

  • Khi thực hiện cầm cố, thế chấp thì hợp đồng phải được thành lập dưới dạng văn bản.

  • Thỏa thuận và cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;

  • Bên cạnh đó là thời điểm chấm dứt sẽ là khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt;

  • Đều là các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận;

  • Đối tượng là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và bảo đảm có giá trị thanh toán cao;

  • Có nghĩa vụ báo có cho bên nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản giao dịch (nếu có);

  • Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định;

  • Có phương thức xử lý tài sản giống nhau theo quy định tại Điều 303 BLDS.

Tham khảo thêm 2 khái niệm: thế chấpcầm cố

Khác biệt giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

Khái niệm

Sự khác biệt đầu tiên của cầm cố và thế chấp tài sản là về khái niệm, cụ thể:

  • Cầm cố là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

  • Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Bản chất

Về bản chất thì cầm cố và thế chấp tài sản cũng có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:

  • Cầm cố là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất).

  • Thế chấp thì ngược lại, không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ).

Đối tượng

Đối tượng của thế chấp rộng hơn so với cầm cố:

  • Đối với thế chấp, đối tượng (tài sản thế chấp hay còn gọi tài sản đảm bảo) thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản, tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp…

  • Còn đối với đối tượng cầm cố thì chỉ thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,... bất động sản thì bị hạn chế theo như quy định.

Thời điểm có hiệu lực

Tuy giống một điểm là thời điểm có hiệu lực tại thời điểm giao kết tuy nhiên lại khác nhau ở ý còn lại do sự khác biệt về bản chất của cầm cố và thế chấp tài sản, cụ thể:

  • Đối với cầm cố, thời điểm có hiệu lực khi: bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

  • Còn đối với thế chấp, thời điểm có hiệu lực khi: bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp.

Trả lại tài sản

  • Đối với cầm cố, khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan và  tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Còn thế chấp, bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Điểm khác nhau cuối cùng của cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là:

  • Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ 3 kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

  • Còn trường hợp thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Xem thêm: Hợp đồng 3 bên

Và trên đây là một số thông tin để mọi người có thể phân biệt được cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích và giúp mọi người áp dụng vào trong giao dịch thực tế.


Bài viết xem thêm

Ước tính khoản vay

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây

Họ và Tên (*)
Mục đích vay
Số điện thoại (*)
Ngân hàng

Dùng chuột để chọn khoản vay và thời hạn vay



Số tiền vay

300 triệu
30 tỷ



Thời gian vay

6 tháng
420 tháng

số tiền cần trả hàng tháng

noneđồng (*)

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ

Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...

Họ và tên (*)
Số điện thoại (*)
Khu vực (*)
Sản phẩm (*)

Lý do khách hàng chọn chúng tôi

Tài chính nhanh 24h tự tin mang lại sự hỗ trợ tốt nhất dành cho khách hàng.

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng