Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng? Cải thiện như thế nào?
Điểm tín dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với ngân hàng, ngân hàng thường xem xét chỉ số này trước khi quyết định cho khách vay hay không. Vậy cụ thể điểm tín dụng có vai trò như thế nào? Cách nào để tự kiểm tra điểm tín dụng cá nhân? Và làm sao để cải thiện điểm số này? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng hay hay điểm tín dụng CIC (FICO) là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của khách hàng khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số càng cao càng được đánh giá tốt.
Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng
-
Điểm tín dụng đóng vai trò như một công cụ giúp cho các tổ chức cho vay tiêu dùng có thể đánh giá được mức độ uy tín của khách hàng trước khi quyết định có cho khách hàng đó vay hay không.
-
Điểm tín dụng cũng được xem như là một nấc thang đo lường khả năng vay vốn của một khách hàng nào đó.
-
Điểm tín dụng cũng quyết định đến hạn mức vay tối đa mà ngân hàng có thể giải ngân khi khách hàng có nhu cầu vay vốn.
-
Điểm tín dụng ảnh hưởng đến những lần vay tiếp theo của khách hàng nếu điểm tín dụng của khách hàng thấp hơn số điểm tối thiểu mà một ngân hàng cho phép.
Những yếu tố hình thành nên điểm tín dụng
Điểm tín dụng sẽ được tính dựa trên 05 yếu tố sau đây:
-
Lịch sử thanh toán nợ (35%)
Yếu tố này rất quan trọng vì nó chiếm tỷ lệ cao nhất trong 05 yếu tố hình thành nên điểm tín dụng. Lịch sử thanh toán nợ là con số phản ánh việc thanh toán nợ vay có đúng hạn không, việc trả nợ đúng hạn đối với ngân hàng rất quan trọng, cho nên việc có một lịch sử thanh toán nợ đúng hạn và nhanh chóng thì đây là một lợi thế.
-
Khoản nợ tín dụng (30%)
Các khoản nợ tín dụng sẽ phản ánh tổng số nợ và tỷ lệ nợ tín dụng được tạo nên từ tất cả các khoản vay mà ngân hàng đã cung cấp đến thời điểm hiện tại. Nếu muốn hồ sơ vay vốn được chấp nhận thì đòi hỏi tỷ lệ này phải duy trì ở mức trung bình.
-
Thời gian mở tài khoản tín dụng (10%)
Đây là khoảng thời gian từ lúc mở tài khoản tín dụng tính cho đến thời điểm hiện tại. Thời gian mở tài khoản càng lâu sẽ được các ngân hàng đánh giá cao, bởi vì lúc này họ có thể phân tích được các chỉ số tín dụng của tài khoản một cách tổng thể và chi tiết nhất.
-
Loại tín dụng (10%)
Đây là yếu tố phản ánh khách hàng đang sở hữu bao nhiêu loại tín dụng, ví dụ như: thẻ tín dụng, các khoản vay…
-
Sử dụng tài khoản tín dụng mới (10%)
Việc khách hàng sử dụng một tài khoản tín dụng mới để vay tiền sẽ khiến cho các ngân hàng không mấy hài lòng, thời gian để các ngân hàng đánh giá cao thẻ tín dụng của khách hàng là từ 6 tháng trở lên.
Điểm tín dụng bao nhiêu là nợ xấu? Điểm tín dụng bao nhiêu là tốt?
Thang điểm tín dụng và các mức rủi rõ được đưa ra như sau:
-
150 - 321 điểm: Rủi ro rất cao, không đủ điều kiện vay;
-
322 - 430 điểm: Rủi ro cao, không đủ điều kiện vay;
-
431 - 569 điểm: Rủi ro trung bình, đủ điều kiện vay nhưng lãi suất tương đối cao;
-
570 - 679 điểm: Rủi ro thấp, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và ưu đãi;
-
680 - 750 điểm: Rủi ro rất thấp, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và ưu đãi.
Đối với điểm tín dụng từ 300 trở xuống được xem là xấu, vì khách hàng thuộc diện nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên (nợ xấu), lúc này, mức độ hài lòng của ngân hàng là bằng 0. Đồng nghĩa với việc khách hàng không có cơ hội được xét duyệt hồ sơ vay mới tại các tổ chức tài chính trừ khi hoàn tất các khoản nợ cũ và củng cố lại điểm tín dụng.
Điểm tín dụng tốt nhất là từ 600 trở lên, điểm tín dụng này được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp. Những khách hàng có điểm tín dụng 600 trở lên có thể được duyệt hồ sơ vay nhanh và mức vay tốt nhất.
Cách kiểm tra điểm tín dụng cá nhân
Có 2 cách kiểm tra điểm tín dụng cá nhân tại CIC là tra cứu tại quầy ngân hàng hoặc tra cứu online tại CIC.
Thủ tục tra cứu điểm tín dụng tại quầy
-
Đến chi nhánh CIC hoặc chi nhánh ngân hàng;
-
Nộp hồ sơ đăng ký khoản vay và yêu cầu kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân;
-
Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp, ngân hàng truy xuất dữ liệu lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC và trả kết quả về;
-
Mức phí tra cứu điểm định kỳ hằng năm 1 lần là miễn phí. Từ lần thứ 2 trở đi trong vòng 1 năm áp dụng mức phí 30.000VND/lần.
Kiểm tra điểm tín dụng online
Đầu tiên, bạn cần đăng ký tài khoản online tại quầy hoặc trên website của CIC, và thực hiện theo các bước sau:
-
Truy cập vào website của CIC – cic.gov.vn;
-
Tại trang chủ chọn mục đăng ký và hoàn thành yêu cầu đăng ký bao gồm hình chụp CMND;
-
Sau khi đăng ký và xác thực bằng mã OTP, khách hàng sẽ được cấp tài khoản và đăng nhập vào hệ thống;
-
Tiến hành tra cứu điểm tín dụng cá nhân và hoàn tất.
Cách để tăng điểm tín dụng
Để tăng điểm tín dụng, khách hàng nên làm và hạn chế một số điều sau đây:
-
Thanh toán nợ đúng hạn:
Việc thanh toán nợ đúng hạn ảnh hưởng 35% trong thông số điểm tín dụng. Thanh toán đúng hạn sẽ giúp bạn ghi điểm với ngân hàng và duy trì điểm tín dụng luôn ở mức cao.
-
Không vay nhiều khoản nợ cùng lúc
Việc cùng lúc mở nhiều tài khoản vay tín dụng tại một tổ chức tín dụng sẽ làm mất điểm. Điều này có nghĩa khả năng thanh toán nhiều khoản nợ cùng lúc và tiềm ẩn nhiều rủi ro trễ hạn. Mất điểm trong mắt ngân hàng cũng làm giảm điểm tín dụng trong thời gian tới.
-
Không vay hộ người khác
Vay hộ người khác là một yếu tố không những không mang lại lợi ích mà còn gây mất điểm trong mắt ngân hàng. Bởi vay hộ có rất nhiều rủi ro vì không có giấy tờ đảm bảo người kia có khả năng chi trả đúng hạn hay không, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hồ sơ xét duyệt của khách hàng trong lần vay sau.
-
Không tiêu vượt quá hạn mức tín dụng
Ngân hàng cấp cho mỗi khách hàng 1 khoản hạn mức tín dụng và khách hàng nên quản lý khoản chi tiêu hợp lý trọng hạn mức. Nếu chi tiêu quá mức cũng sẽ làm điểm tín dụng bị giảm xuống thấp và đồng thời bị chịu phạt với chi phí và lãi suất cao.
-
Không nên hủy thẻ dưới 6 tháng sử dụng
Việc này có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của ngân hàng, lúc này điểm tín dụng của khách hàng có thể bị giảm.
Và trên đây là một số thông tin về điểm tín dụng CIC, hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích và áp dụng vào thực tế các khoản vay của mình. Chúc bạn vay thành công và an toàn.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm