Tất cả những thông tin quan trọng về đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất nông nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay, tuy nhiên thì không phải cũng hiểu hết về loại đất này. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về những kiến thức liên quan đến đất trồng lâu năm cũng như là những đặc điểm, cách phân biệt và những thông tin quan trọng nhất về nó. Theo khoản 1 điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại đất này dùng vào mục đích trồng các loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT. Ký hiệu đất trồng cây lâu năm: CLN Tham khảo thêm: Đất trồng cây công nghiệp lâu năm là loại đất phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu. Các loại nguyên liệu được sơ chế, chế biến để thành các mặt hàng lưu thông ra thị trường. Điển hình về đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam như cà phê, chè, cao su, ca cao,… Đất trồng cây ăn quả là loại đất nông nghiệp được dùng cho mục đích trồng cây ăn quả và các loại cây cho trái trong nhiều năm. Loại đất này vẫn được tính trồng cây lâu năm. Một số loại cây ăn quả lâu năm theo quy định có thể kể đến như: cam, bưởi, sầu riêng, nhãn,… Thông thường các cây thuốc, cây dược liệu chỉ cho thu hoạch một lần hoặc vài lần trong một mùa. Loại cây dược liệu cho phép người trồng thu hoạch trong nhiều năm liên tiếp, Nhà Nước xếp vào nhóm đất chuyên trồng cây lâu năm để quản lý. Các vườn hồi, quế, sâm,… đều được coi là khu trồng cây lâu năm. Đất trồng cây gỗ lâu năm là loại đất phục vụ cho việc trồng cây gỗ lâu năm cho bóng mát. Không chỉ có các khu trồng cây thân gỗ lớn như keo, xà cừ, bạch đàn,…Một số giống cây tạo cảnh quan như khu trồng hoa sữa, lộc vừng cũng được xem là loại đất trồng cây lâu năm. Mỗi loại đất đều có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng, đất trồng cây lâu năm cũng vậy. Những đặc điểm cơ bản của loại đất này như sau: Thuộc nhóm đất nông nghiệp; Nhà Nước giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp; Đất trồng cây lâu năm có thời hạn được quy định theo luật của Nhà Nước; Giúp cho nền nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển. Đất trồng cây lâu năm ngày càng được dùng phổ biến. Điều này, khiến cho nhiều người nhầm lẫn đất trồng cây lâu năm với đất vườn, đất trồng cây hàng năm. Để phân biệt các loại đất này, bạn dựa vào các thông tin sau: Đất trồng cây lâu năm: là đất được sử dụng linh hoạt, trồng các loại cây tùy thích. Các thửa đất vườn và đất ở cạnh nhau hoặc nằm chung trên một thửa đất. Đất trồng cây hàng năm: là đất trồng cây hàng năm sử dụng để trồng các loại cây ngắn hạn. Thời gian sinh trưởng không quá 1 năm tính từ lúc gieo. Các giống cây được trồng tại loại đất này là hoa màu, một số cây thuốc, mía, dâu tằm, cỏ chăn nuôi… Như vậy, để phân loại hai nhóm đất này, chúng ta sẽ căn cứ vào thời gian sinh trưởng của cây. Tránh sự nhầm lẫn khi gọi tên nhóm đất là hàng năm hay lâu năm dựa vào thời hạn sử dụng của mảnh đất. Căn cứ theo Điều 6, Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất cần phải thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng đất: Dùng đúng quy hoạch, đúng kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Đặc biệt, người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, không được phép xây nhà trên đất trồng cây lâu năm. Trong trường hợp muốn xây dựng nhà ở phải được sự cấp phép của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Chỉ được xây dựng nhà ở khi đã có cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất. Nếu không thuộc nhóm trên thì phải làm thủ tục gia hạn đất trồng cây. Thời hạn được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như vậy là đúng quy định. Theo quy định tại Điều 188 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì đất đó phải đang trong thời hạn sử dụng đất. Do đó, nếu đất trồng cây lâu năm đã hết hạn sử dụng thì không thể được chuyển nhượng. Nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, người bán có thể đi làm thủ tục gia hạn thêm thời hạn sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà Nước thu hồi đất thì: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phải có giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,…thì sẽ được bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã được thu hồi, hoặc có thể bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Xem thêm: Đền bù đất trồng cây lâu năm như thế nào? Theo Luật đất đai hiện hành quy định các trường hợp dưới đây sẽ bị thu hồi đất: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục); Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Như vậy, nếu nằm trong những trường hợp được nêu trên thì đất trồng cây lâu năm có thể bị thu hồi. Ngoài ra, nếu đất trồng cây lâu năm hết hạn nhưng không được gia hạn thời gian sử dụng đất (trong trường hợp cần phải gia hạn) thì cũng sẽ bị Nhà Nước thu hồi. Đất trồng sẽ phải gia hạn trong trường hợp: Các tổ chức sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; Các tổ chức sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư Việt Nam. Thủ tục gia hạn: Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất như sau: Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bước 2: Nộp hồ sơ tới Cơ quan tài nguyên môi trường, khi đó cơ quan tài nguyên môi trường sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai, đồng thời trình UBND cùng cấp để quyết định gia hạn quyền sử dụng đất theo yêu cầu của người sử dụng đất. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ yêu cầu người sử dụng đất bổ sung hồ sơ cho đến khi đầy đủ. Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn thời gian sử dụng đất vào Giấy chứng nhận. Đồng thời chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Bước 4: Người gia hạn thời gian sử dụng đất sẽ nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Lệ phí gia hạn đất trồng cây lâu năm: người gia hạn sẽ phải chịu 2 loại thuế đất trồng cây lâu năm như sau: Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 15.000 đồng/lần. Phí thẩm định: 1.000 đồng/m2 nhưng tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng/hồ sơ Lưu ý: Thủ tục gia hạn phải thực hiện trước khi đất trồng cây lâu năm hết hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng. Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì toàn bộ thời gian gia hạn thời hạn sử dụng đất sẽ không quá 15 ngày. Đất trồng sẽ không cần phải gia hạn trong những trường hợp sau: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật đất đai, khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này. Khoản 3 Điều 210 Luật đất đai 2013 có nêu rõ hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này. Tính từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đất đai năm 2003; Tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013. Tuy nhiên, người sử dụng đất cũng vẫn phải làm thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận. Các thủ tục đó được thực hiện như sau: Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn dùng đất. Bước 2: UBND cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trên đây là tất cả những thông tin về đất trồng cây lâu năm quan trọng mà khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến loại đất này bạn cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.1. Giới thiệu tổng quan về đất trồng cây lâu năm
1.1. Đất trồng cây lâu năm là đất gì?
1.2. Những loại đất trồng cây lâu năm
1.2.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
1.2.2. Đất trồng cây ăn quả
1.2.3. Đất trồng cây dược liệu
1.2.4. Đất trồng cây gỗ lâu năm
1.3. Đặc điểm của loại đất trồng cây lâu năm
2. Phân biệt đất trồng cây lâu năm so với các loại đất khác
3. Quy định về nhà ở trên đất trồng cây lâu năm
4. Những thông tin quan trọng về đất trồng cây lâu năm
4.1. Thời hạn đất trồng cây lâu năm bao lâu?
4.2. Đất trồng cây lâu năm hết hạn sử dụng có được phép chuyển nhượng không?
4.3. Đất trồng cây lâu năm có được đền bù không?
4.4. Đất trồng cây lâu năm có bị thu hồi không?
5. Thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm
5.1. Những trường hợp cần gia hạn
5.2. Những trường hợp không cần gia hạn
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm