Tổng quan hoạt động mua bán nợ xấu và công ty mua bán nợ xấu
Mọi người có bao giờ thắc mắc nếu ngân hàng và các tổ chức tài chính sau khi đã áp dụng các biện pháp nhưng không đòi được nợ thì họ sẽ làm gì không? Để giải đáp cho những thắc mắc này, sau đây hãy cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi tiết về mua bán nợ xấu trong bài viết sau đây!
Hoạt động mua bán nợ xấu là gì?
Như mọi người đã biết, khi vay vốn tại các tổ chức tài chính, nếu ta không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay đúng thời hạn quy định như trong thỏa thuận hợp đồng thì sau một khoản thời gian chúng ta sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu. Và lúc này chúng ta sẽ bị công ty, tổ chức tài chính bán khoản nợ cho các tổ chức, cá nhân thu mua nợ.
Nói dễ hiểu hơn là việc bên bán nợ xấu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ xấu và bên mua nợ xấu trả tiền cho bên bán nợ.
Một số thông tin về công ty mua bán nợ xấu
Công ty mua bán nợ xấu hoạt động như thế nào?
Thông thường trong vòng khoản 6 tháng kể từ ngày thanh toán nợ cuối cùng của người vay, tổ chức tài chính sẽ tiến hành Khoanh nợ. Ta có thể tạm hiểu thuật ngữ này là xóa bỏ khoản nợ không có khả năng thu hồi trong sổ sách của ngân hàng, xem như chi phí rủi ro.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người vay bị nợ xấu không cần trả nợ tiếp. Và để bù lại một phần tổn thất chi phí, tổ chức tín dụng có thể bán nợ cho cá nhân, tổ chức thu mua nợ xấu với giá rất rẻ. Sau khi giao dịch mua bán nợ xấu diễn ra, bên mua sẽ được chuyển giao toàn quyền sở hữu khoản nợ đó. Lúc nào, bên bán cũng sẽ không kiểm soát việc thu hồi nợ của bên mua nợ nữa.
Thông thường mua bán nợ xấu sẽ được giao dịch với số lượng lớn. Bên cạnh đó là sẽ được chia thành từng danh mục nợ dựa trên tuổi, nhóm nợ xấu, địa điểm của người nợ và một số các tiêu chí khác.
Các công ty mua nợ sẽ “áp dụng biện pháp nghiệp vụ” và trực tiếp thu hồi nợ. Tuy là tỉ lệ thu hồi thành công không cao nhưng với vốn bỏ ra rất thấp so với các khoản nợ cho nên vẫn có thể kiếm lời được, thậm chí nhiều là đằng khác.
Công ty mua bán nợ xấu có hợp pháp không?
Sự ra đời của công ty mua bán nợ xấu dựa vào Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Công ty mua bán nợ xấu là công ty thực hiện đầy đủ những điều kiện quy định Nghị định 69/2016/NĐ-CP. Từ những thông tin vừa kể, có thể thấy những công ty này trên vẫn được chấp nhận bởi pháp luật Việt Nam.
Vì sao ngân hàng bán nợ xấu?
Có khá nhiều lý do để để giải thích cho lựa chọn bán nợ thay vì cố gắng truy thu đầy đủ những khoản nợ xấu. Hai lý do tiêu biểu sau đây:
-
Không đủ nhân lực để thực hiện thu hồi nợ: Gọi nhắc nợ không được; khách không còn ở địa phương đã đăng ký vay, không đủ nhân sự thu hồi nợ tại địa bàn, thời gian, chi phí tự thu hồi quá tốn kém.
-
Các khoản nợ xấu (NPL – Non performing loan) thường được bán để tăng tỉ lệ nguồn vốn và giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách của ngân hàng, để đạt chuẩn nợ xấu an toàn dưới 2%.
Mẫu hợp đồng mua bán nợ xấu
Tác động của việc mua bán nợ xấu đến người vay
Bất lợi
Nếu nợ của bạn từ nhóm 3 trở đi thì người vay đã không còn có khả năng được vay vốn, mua trả góp, mở thẻ tín dụng ở các ngân hàng, công ty tài chính lớn khác cho đến khi thanh toán trả nợ đầy đủ trong vòng 5 năm.
Xem thêm để biết chi tiết:
Nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?
Bị nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không?
Ngoài ra, sau khi các ngân hàng đã bán nợ xấu để làm đẹp sổ sách thì các công ty mua bán nợ xấu sẽ thực hiện việc đòi nợ với nhiều hình thức gây nhiều áp lực hơn so với ngân hàng và các tổ chức cho vay. Những công ty đòi nợ này không phải xã hội đen, mà đó là những người rất am hiểu luật pháp, có thể xuống tận nhà, liên hệ phường để nói chuyện, đánh vào điểm yếu không rành rẽ về pháp luật, đòn tâm lý của người vay.
Mặt lợi
Các công ty thu nợ cũng sẽ linh hoạt xem xét hoàn cảnh của người vay để có thể nhanh chóng thu hồi được khoản nợ. Lúc này, nếu có vấn đề hoặc gặp khó khăn, người vay có thể trình bày hoàn cảnh, xin dàn xếp giãn thời gian trả hoặc xin miễn, giảm lãi để giảm được phần nào số tiền phải trả.
Và trên đây là một số thông tin về hoạt động mua bán nợ xấu cũng như những thông tin về các công ty mua bán nợ xấu. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích, giúp mọi người hiểu rõ hơn. Chúc mọi người vay an toàn.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm