Tài sản gắn liền với đất là gì? Thế chấp tài sản gắn liền với đất

Ngày nay, việc thế chấp tài sản nhằm mục đích vay vốn được xem là một trong các hình thức vay được nhiều ngân hàng lựa chọn với tài sản ở đây là tài sản đất đai hay các loại tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, vì hiện tại pháp luật chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về tài sản gắn liền với đất nên khiến người vay khó có thể nắm bắt hết về các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Chính vì thế, trong bài viết sau đây Taichinhnhanh24h sẽ giải đáp cho bạn các vấn đề liên quan như tài sản gắn liền với đất là gì? Quy định, điều kiện thế chấp đi kèm theo đó. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tài sản gắn liền với đất là gì? Thế chấp tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Theo khoản 1 điều 104 Luật đất đai 2013 quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng, rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy ta có thể hiểu, tài sản gắn liền với đất là các loại hình bất động sản bao gồm nhà ở, công trình xây dựng, rừng trồng cây lâu năm hay các tài sản khác gắn liền với đất đai theo quy định của pháp luật..tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tham khảo thêm:

Tài sản vô hình là gì? Thẩm định thế nào? Được cầm cố không?

Tài sản đảm bảo là gì? Các loại tài sản nào có thể thế chấp

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất

Để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với tài sản gắn liền với đất thì chủ sở hữu cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thuộc nhóm đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản gắn liền với đất

Cụ thể chỉ các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng, rừng trồng và cây lâu năm mới được cấp giấy chứng nhận. Và những loại tài sản này phải còn tồn tại ở thời điểm yêu cầu cấp giấy vì nếu như chúng đã bị huỷ hoại hay không còn nữa thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản gắn liền với đất.

  • Tài sản gắn liền với đất không bị vướng vào tranh chấp, kiện tụng

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn diễn ra mỗi ngày, điển hình như việc tranh chấp nhà ở mà chúng ta vẫn thường thấy. Và do đang vướng vào tranh chấp, kiện tụng phức tạp nên vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu chính thức đối với tài sản gắn liền với đất này, dẫn đến đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ sở hữu sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời điểm này.

Liên quan:

Cách kiểm tra và nhận biết đất quy hoạch

Cách kiểm tra sổ đỏ có thế chấp ngân hàng hay không

  • Tài sản gắn liền với đất phải thuộc sở hữu của người yêu cầu cấp giấy

Vì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước căn cứ vào đó xác định quyền sở hữu nhà ở cũng như một số tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp cho chủ sở hữu. Chính vì thế mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chủ thể nào thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng sẽ chỉ được cấp cho chủ thể đó mà thôi.

Có thể bạn quan tâm: Điều kiện cấp sổ đỏ là gì?

Những quy định về thế chấp tài sản gắn liền với đất

  • Đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất cũng thuộc sở hữu bên thế chấp

Theo bộ luật Dân sự điều 318 quy định: “trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Và điều này dẫn đến 2 trường hợp như sau:

    • Nếu cả 2 không có thỏa thuận khác trước đó thì khi thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đó có nhà ở thì căn nhà này cũng thuộc tài sản thế chấp.
    • Nếu cả 2 đã thoả thuận trước thì có thể lựa chọn quyền sử dụng thửa đất hay quyền sở hữu căn nhà trên thửa đất đó. Tuy nhiên đối với phương án lựa chọn này thì có thể phát sinh các rủi ro phức tạp khi xử lý các tài sản đảm bảo. Bởi phương thức xử lý các tài sản đảm bảo này có thể là bán đấu giá tài sản cũng như bên nhận đảm bảo phải tự bán tài sản hoặc nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
  • Đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

Theo điều 325 bộ luật Dân sự quy định như sau:

    • Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý sẽ bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    • Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình và quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

Theo điều 326 của bộ luật này quy định:

    • Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    • Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất

Để đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất, người yêu cầu cần phải chuẩn bị một hồ sơ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký.

  • Hợp đồng thế chấp (bản chính) hoặc hợp đồng thế chấp (bản sao) có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai.

  • Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

  • Giấy tờ minh chứng trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được uỷ quyền.

Và trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề thế chấp tài sản gắn liền đất mà Taichinhnhanh24h xin gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại cho bạn những kiến thức thật hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé!


Bài viết xem thêm

Ước tính khoản vay

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây

Họ và Tên (*)
Mục đích vay
Số điện thoại (*)
Ngân hàng

Dùng chuột để chọn khoản vay và thời hạn vay



Số tiền vay

300 triệu
30 tỷ



Thời gian vay

6 tháng
420 tháng

số tiền cần trả hàng tháng

noneđồng (*)

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ

Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...

Họ và tên (*)
Số điện thoại (*)
Khu vực (*)
Sản phẩm (*)

Lý do khách hàng chọn chúng tôi

Tài chính nhanh 24h tự tin mang lại sự hỗ trợ tốt nhất dành cho khách hàng.

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng