Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng

Biết được cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng, người dân có thể tránh được những rủi ro về pháp lý mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Đồng thời cũng có thể phân biệt được sổ đỏ thật, giả, tránh được những vụ lừa đảo.

Tham khảo thêm: Cách nhận biết chính xác sổ đỏ giả và thật mà bạn cần biết

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây sẽ gọi tắt là Giấy chứng nhận) bao gồm 4 trang và chứa các nội dung sau:

Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng

Trang 1 - Giấy chứng nhận bao gồm thông tin:

  • Quốc hiệu, Quốc huy, tên đầy đủ của Giấy chứng nhận

  • Tên và thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 2 - Giấy chứng nhận bao gồm thông tin:

  • Thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú

  • Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận

  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận

Tại trang 2 cần lưu ý các thông tin quan trọng như:

  • Thông tin về nhà đất, diện tích có đúng với hồ sơ địa chính và thực tế không

  • Hình thức sử dụng đất là sử dụng riêng hay sử dụng chung

  • Mục đích sử dụng đất như thế nào vì người dân phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận, nếu tự ý chuyển mục đích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

  • Thời hạn sử dụng nhà đất là lâu dài hay có thời hạn sử dụng

Tham khảo thêm: Thông tin đáng chú ý về sổ hồng, sổ đỏ đất nông nghiệp

Trang 3 - Giấy chứng nhận bao gồm thông tin:

  • Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  • Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận

Lưu ý, điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT nêu ra 2 trường hợp không thể hiện sơ đồ trên Giấy chứng nhận:

  • Trường hợp cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;

  • Và trường hợp đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: "Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT".

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì những nội dung về ghi nợ, xóa nợ, được miễn, được giảm nghĩa vụ tài chính sẽ được thể hiện ở phần Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, phần này còn thể hiện những nội dung như cho, tặng, thừa kế, sang tên chuyển quyền sử dụng đất và nhà ở cho người khác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa, thay đổi diện tích, thay đổi nghĩa vụ tài chính, thông tin về thế chấp, đính chính nội dung Giấy chứng nhận nếu có sai sót,...

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao sổ hồng, sổ đỏ không có tọa độ? Phải làm thế nào?

Tại sao sổ hồng, sổ đỏ không có mã vạch?

Trang 4 - Giấy chứng nhận bao gồm thông tin sau:

  • Nội dung tiếp theo của phần Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận tại trang 3

  • Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận và mã vạch

Trang bổ sung Giấy chứng nhận:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ngoài trang 3 và trang 4 được sử dụng để xác nhận nội dung thay đổi trong Giấy chứng nhận thì còn có thể sử dụng trang bổ sung để xác nhận thay đổi trong các trường hợp như:

Đăng ký thế chấp, thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Cho thuê, cho thuê lại đất hoặc xóa cho thuê, cho thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho các căn hộ chung cư khi chưa bán;

Thể hiện sơ đồ tài sản gắn liền với đất trong trường hợp bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể thể hiện trên trang 3.

Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, để nhận biết Giấy chứng nhận có trang bổ sung hay không ta kiểm tra xem trên trang 4 Giấy chứng nhận có đóng dấu giáp lai hay không và có ghi chú dòng chữ  "Kèm theo Giấy chứng nhận này có Trang bổ sung số: 01,..." hay không.

Và trên đây là cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng. Hy vọng kiến thức này có thể giúp mọi người áp dụng vào thực tế.

 


Bài viết xem thêm

Ước tính khoản vay

Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây

Họ và Tên (*)
Mục đích vay
Số điện thoại (*)
Ngân hàng

Dùng chuột để chọn khoản vay và thời hạn vay



Số tiền vay

300 triệu
30 tỷ



Thời gian vay

6 tháng
420 tháng

số tiền cần trả hàng tháng

noneđồng (*)

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ

Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...

Họ và tên (*)
Số điện thoại (*)
Khu vực (*)
Sản phẩm (*)

Lý do khách hàng chọn chúng tôi

Tài chính nhanh 24h tự tin mang lại sự hỗ trợ tốt nhất dành cho khách hàng.

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Chuyên gia tư vấn Miễn phí - Chuyên nghiệp

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ tư vấn ngân hàng tốt nhất - Phù hợp với nhu cầu khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng

Quy trình vay đơn giản & Tiết kiệm thời gian khách hàng