Kinh nghiệm trả tiền khi mua đất để tránh các rủi ro
Mua bán nhà đất hiện nay được xem là một trong những hình thức kinh doanh chưa bao giờ hết “hot” bởi chúng có tính thanh khoản cao cũng như khả năng sinh lời lớn. Và vì là tài sản có giá trị cao nên khi trả tiền mua đất, người mua cũng cần phải nắm bắt một số kinh nghiệm để phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng.
Vậy làm thế nào để tránh các rủi ro khi trả tiền mua đất? Cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu ngay nhé.
Một số rủi ro khi trả tiền mua đất mà người mua cần nắm
Đối với trường hợp đặt cọc mua đất
Vì đất có giá trị quyền sử dụng đất cao nên khi chuyển nhượng các bên thường thỏa thuận đặt cọc trước nhằm đảm bảo tính xác thực của quá trình mua bán đất giữa 2 bên. Tuy nhiên, việc đặt cọc này cũng đem lại khá nhiều rủi ro nếu người mua không nắm bắt được những điều sau đây:
-
Giấy tờ đặt cọc không được công chứng
Khi tiến hành giao dịch đặt tiền cọc mua đất, người mua thường chỉ ký giấy tay với người bán nhằm tiết kiệm chi phí công chứng. Nắm bắt được tâm lý này, một số người bán đã nhận tiền đặt cọc từ nhiều phía và khi phát sinh tranh chấp hay giao dịch không thành công thì người mua sẽ bị mất hoàn toàn tiền cọc trước đó do pháp luật sẽ không thụ lý, giải quyết đối với hình thức ký giấy tay trên.
-
Lập hợp đồng đặt cọc nhưng không công chứng hoặc không có người làm chứng
Theo điểm a khoản 3 điều 167 Luật Đất đai 2013 thì khi lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, khi hai bên tiến hành lập hợp đồng đặt cọc nhưng không công chứng hoặc không có người làm chứng thì khi một trong hai bên từ chối giao kết hợp đồng thì bên còn lại cũng không có bằng chứng để giải quyết tranh chấp. Và thông thường bên mua sẽ rơi vào trường hợp yếu thế này.
Đối với trường hợp liên quan đến thông tin xác thực của mảnh đất
Vấn đề pháp lý của mảnh đất là một trong những yếu tố quan trọng mà khi mua đất, người mua cần phải chú ý đến nhằm phòng tránh một số rủi ro sau:
-
Bên bán làm giả giấy tờ đất
Có 2 trường hợp xảy ra do người quen của nhà hoặc chính chủ nhà làm giả thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay một số giấy tờ liên quan khác nhằm đánh lừa người mua bởi giấy tờ thật có thể đang cầm cố ở một ngân hàng khác. Và hiện nay có 2 dạng giấy chứng nhận hay còn gọi là sổ đỏ giả đang rất phổ biến:
-
Làm giả nội dung, con dấu cũng như chữ ký của người sở hữu lên trên phôi thật của sổ đỏ.
-
Làm giả hoàn toàn cả phôi lẫn nội dung in trên sổ đỏ.
Để kiểm tra sổ thật, người mua chỉ cần đến địa phương cấp sổ được ghi trên hồ sơ số phôi cũng như số quyết định cấp để so sánh 1 trong 2 yếu tố trên hoặc cả 2 đều không có trong hồ sơ lưu trữ tại địa phương thì đó là sổ giả được in phôi thật.
Có thể bạn quan tâm: Cách nhận biết chính xác sổ đỏ giả và thật mà bạn cần biết
-
Mua phải đất thuộc diện quy hoạch, thế chấp hay bị kê biên
Đa phần xảy ra trường hợp này xuất phát từ sự chủ quan, không tìm hiểu kỹ thông tin về mảnh đất mà đã vội “xuống tiền” của người mua dẫn đến tình trạng mất mát một số tiền lớn.
Xem thêm:
Cách kiểm tra và nhận biết đất quy hoạch
Cách kiểm tra sổ đỏ có thế chấp ngân hàng hay không
-
Mua đất không có sổ đỏ
Trên thị trường hiện nay, các mảnh đất không có sổ đỏ thường có giá thành rẻ hơn rất nhiều dẫn đến nhiều người chủ quan chấp nhận mua đất với hy vọng sau mua có thể hợp thức hóa mảnh đất này. Tuy nhiên, điều đó rất dễ gây nên các rủi ro và phải gánh chịu một số hậu quả pháp lý không đáng có như:
-
Không xác minh được nguồn gốc của mảnh đất: Do không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người mua khó có thể xác minh được mảnh đất của mình có đang rơi vào tình trạng quy hoạch, lấn chiếm hay có quyết định thu hồi,..và người mua có thể phải đối mặt với những vấn đề không đáng có.
-
Dễ xảy ra tranh chấp: Theo khoản 3, Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”. Do đó, nếu như không có sổ đỏ, tài liệu thông tin mảnh đất, giấy tờ biên nhận, hợp đồng hay người làm chứng thì dễ xảy ra tranh chấp và khó chứng minh được đó là đất của mình.
-
Hạn chế quyền sử dụng đất: Các mảnh đất không có sổ đỏ (thuộc trường hợp không được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất) sẽ bị hạn chế, thậm chí là bị mất các quyền của người sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê,…bởi điều kiện quan trọng nhất để thực hiện các quyền trên là phải có sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
-
Không được bồi thường khi bị thu hồi: Nếu mảnh đất thuộc diện thu hồi để phục vụ việc thi công các dự án công cộng thì người mua sẽ không được bồi thường một khoản nào giống như đất quy hoạch hay đất có sổ đỏ đầy đủ.
-
Khó được cấp phép xây dựng: Người mua đất không có sổ đỏ sẽ rất khó để xây mới, cải tạo hay sửa chữa vì trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà ở phải có “giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Kinh nghiệm trước khi trả tiền mua đất
Vì là tài sản có giá trị cao nên để hạn chế tối đa rủi ro khi trả tiền mua đất, người mua cũng cần nắm bắt một số kinh nghiệm sau để phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng:
Xác định thông tin bên chuyển nhượng (bên bán)
-
Bên bán có quyền bán mảnh đất đó không?
-
Người bán có phải người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
-
Hoặc người được ủy quyền thực hiện chuyển nhượng (phải có hợp đồng ủy quyền hợp pháp)
-
Thửa đất dự định bán là tài sản chung hay riêng?
Đất có sổ đỏ hay chưa?
Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nếu người mua không muốn mất các quyền hạn sử dụng liên quan hay chuyển nhượng về sau bởi theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì “khi chuyển nhượng cần phải có sổ đỏ”.
Có thể bạn quan tâm: Những rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ
Thửa đất có thuộc diện quy hoạch hay không?
Để biết những thông tin về thửa đất như quy hoạch tình trạng pháp lý, người mua có thể làm đơn xin thông tin đất đai về thửa đất dự định mua.
Đặt cọc khi mua bán đất
Đây được coi như là văn bản để cam kết quá trình mua bán. Bên mua sẽ thanh toán trước một số tiền theo thỏa thuận của hai bên và bên mua nên có kinh nghiệm trả tiền khi mua nhà đất để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp luật trong một số trường hợp:
-
Bên bán từ chối giao dịch: Phải trả lại cho bên mua đủ một khoản tiền đặt cọc, kèm theo một khoản tiền bồi thường tương ứng với giá trị đặt cọc bên mua bỏ ra.
-
Bên mua từ chối giao dịch: Theo điều khoản trong hợp đồng thì bên mua sẽ mất cọc cho bên bán.
-
Nếu hợp đồng được giao kết: Bên bán phải trả lại tiền đặt cọc cho bên mua hoặc được tùy theo thỏa thuận của hai bên.
-
Hợp đồng đặt cọc phải chặt chẽ và rõ ràng để tránh những vấn đề nảy sinh sau này.
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng ở cơ quan có thẩm quyền theo khoản 2 điều 167 Luật Đất đai 2013 để tránh những trường hợp phát sinh vấn đề về mặt pháp lý. Đặc biệt, bên mua tuyệt đối không nên mua đất dưới hình thức viết bằng giấy tay vì hình thức này không được pháp luật công nhận khi có nảy sinh vấn đề.
Trên đây là một số kinh nghiệm trả tiền khi mua đất mà Taichinhnhanh24h xin gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro trong quá trình mua bán đất và có cho mình khu đất như ý muốn.
Bài viết xem thêm
Ước tính khoản vay
Bạn vui lòng điền thông tin dưới đây
Gửi yêu cầu tư vấn đến chuyên gia hỗ trợ
Để lại thông tin của bạn bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn ngay...
Khi nào được vay thế chấp sổ hồng không chính chủ?
Vay thế chấp sổ hồng không chính chủ là như thế nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng ...
Xem thêmVay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là một trong những hình thức vay phổ biến, tuy nhiên liệu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng sacombank: Lãi suất mới nhất
Sacombank là một trong những ngân hàng cho vay thế chấp sổ hồng với lãi suất cạnh tranh và ưu ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng Techcombank: Lãi suất, hồ sơ chi tiết
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những gói vay phổ biến tại Techcombank, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu chi ...
Xem thêmLãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Vietcombank
Vay thế chấp sổ hồng Vietcombank là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêmVay thế chấp sổ hồng BIDV: Lãi suất, thủ tục vay?
Vay thế chấp sổ hồng BIDV là gói vay được nhiều người lựa chọn, cùng Taichinhnhanh24h tìm hiểu lãi suất ...
Xem thêm10 Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần nắm
Vay thế chấp ngân hàng là một trong những hình thức có thể mang lại nhiều rủi ro nếu người ...
Xem thêmVay thế chấp BDS - Lãi suất, hồ sơ, quy trình chi tiết
Vay thế chấp BDS là hình thức phổ biến để mọi người có một nguồn tài chính tốt. Cùng Tachinhnhanh24h ...
Xem thêmVay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất?
Cùng Taichinhnhanh24h kiểm tra lãi suất để biết vay thế chấp ô tô ngân hàng nào rẻ nhất nhé.
Xem thêm